Dựa vào thông tin mục b
- Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản giai đoạn 1973 - 2000.
- Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973 có gì khác so với giai đoạn 1973 - 2000? Vì sao có điểm khác biệt đó?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
♦ Yêu cầu số 1: nét chính về tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản giai đoạn 1973 - 2000
- Về đối nội:
+ 1973 - 2000, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) vẫn liên tục cầm quyền ở Nhật Bản.
+ Đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế, Đảng Dân chủ Tự do bắt đầu suy giảm uy tín. Nội bộ đảng cầm quyền liên tục diễn ra tình trạng bê bối, tham nhũng, tranh giành quyền lực, gây nên cục diện chính trị không ổn định.
- Về đối ngoại:
+ Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ, tăng cường hợp tác với Tây Âu. Tháng 4-1996, Mỹ - Nhật tuyên bố kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.
+ Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại mới với Học thuyết Phu-cu-da (1977) và Học thuyết Kai-phu (1991), chủ trương tăng cường mối quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
+ Nhật Bản còn có Học thuyết Mi-y-a-da-oa (1993) và Học thuyết Ha-si-mô-tô (1997). Các học thuyết này coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng đối ngoại trên phạm vi toàn cầu, chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.
- Về xã hội:
+ Đến thập niên 90 của thế kỉ XX, khoảng 90 % số dân Nhật Bản được coi là tầng lớp trung lưu. Nhật Bản được ví là “đất nước của tầng lớp trung lưu”.
+ Từ những năm 80, 90 của thế kỉ XX, sự khủng hoảng của nền kinh tế đã dẫn tới sự hình thành hai nhóm xã hội khác nhau: những người thành công và những người thất bại. Đội ngũ những người thất bại trong kinh doanh bị phá sản, mất việc, phải sống bằng trợ cấp xã hội ngày càng đông. Bất bình đẳng trong xã hội ngày càng gia tăng.
♦ Yêu cầu số 2:
- Điểm khác biệt:
+ Giai đoạn 1952-1973, Nhật Bản thực hiện liên minh chặt chẽ với Mỹ.
+ Giai đoạn 1973-200: bên cạnh việc liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại mới, như: tăng cường mối quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN; coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng đối ngoại trên phạm vi toàn cầu.
- Nguyên nhân:
+ Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới. Cùng với tiềm lực kinh tế ngày càng lớn mạnh, sức mạnh về quân sự của Nhật Bản ngày càng được tăng cường…
+ Xu thế toàn cầu hóa ngày càng phát triển….
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |