Hoàn thành bảng tóm tắt về các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong bài học theo mẫu sau vào vở ghi.
Tên tín ngưỡng, tôn giáo | Nguồn gốc | Biểu hiện |
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tên loại hình | Nguồn gốc | Biểu hiện |
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên | Có nguồn gốc sâu xa từ thời công xã thị tộc. | Thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình, dòng họ vào ngày giỗ, dịp lễ, tết; giỗ/tế tổ làng, tổ nghề, giỗ Tổ Hùng Vương. |
Tín ngưỡng thờ Mẫu | Là một tín ngưỡng nguyên thuỷ gắn với cư dân nông nghiệp, được hình thành từ nhiều tín ngưỡng bản địa khác nhau cùng với những ảnh hưởng của Đạo giáo từ Trung Quốc. | Thờ Mẫu thần, nữ thần và thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ trong các đền, miếu, điện, phủ, am thờ. Gắn với nghi lễ chầu văn và các lễ hội thờ Mẫu khắp cả nước |
Tín ngưỡng thờ Thành hoàng | Xuất hiện ở Việt Nam từ thời Bắc thuộc và từng bước phát triển thành tín ngưỡng mang đặc trưng riêng của người Việt Nam. | Thờ cúng Thành hoàng gắn với lễ hội làng, lễ kì yên, lễ kị nhật (giỗ)... trong các đình, miếu, ... |
Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc | Có nguồn gốc lâu đời, bắt nguồn từ đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của cộng đồng các dân tộc Việt Nam | Thờ các anh hùng chống giặc ngoại xâm, người có công khai hoang lập làng, chữa bệnh cứu dân, dạy học, truyền nghề, ... trong các đền, miếu, nhà thờ, khu tưởng niệm, ... vào các dịp mùa xuân, mùa thu, lễ, tết trong năm. |
Phật giáo | Phật giáo ra đời khoảng thế kỉ VI TCN ở Ấn Độ, do Thích Ca Mâu Ni sáng lập. | - Phật tử và du khách đến chùa tham quan, hành lễ vào các dịp tuần rằm, lễ, tết. - Nhiều giá trị đạo đức của Phật giáo (như lối sống hướng thiện, tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng, ... ) đã trở thành chuẩn mực lối sống, tập quán của nhân dân, ... - Các hoạt động từ thiện, xã hội của Giáo hội Phật giáo được tổ chức thường xuyên như: quyên góp, cứu trợ đồng bào khi bị thiên tai; xây dựng nhà dưỡng lão, cơ sở nuôi trẻ mồ côi, mở khoá tu mùa hè, ... |
Nho giáo | Nho giáo là một hệ thống triết học chính trị - xã hội, giáo dục, đạo đức do Khổng Tử sáng lập vào khoảng thế kỉ VI TCN. | - Thờ Khổng Tử và các bậc tiên Nho thể hiện truyền thống hiếu học của nhân dân vẫn được duy trì ở nhiều văn miếu, văn từ, văn chỉ. - Các quan niệm về hiếu, lễ, nghĩa, trung, tín, tam tòng, tứ đức, còn ít nhiều ảnh hưởng trong nhận thức và ứng xử của nhân dân. - Lối sống có trật tự, khuôn phép, “trên kính dưới nhường” vẫn được duy trì, ... |
Đạo giáo | Đạo giáo (còn gọi là Lão giáo, đạo Lão,...) được hình thành vào khoảng cuối thế kỉ II, trong phong trào nông dân khởi nghĩa ở vùng Nam Trung Quốc, trên cơ sở nền tảng của Đạo gia - một học phái do Lão Tử và Trang Tử khởi xướng. | + Có sự giao thoa và ảnh hưởng tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Thành hoàng. + Nhiều dấu tích của Đạo giáo gắn với các đạo quán vẫn tồn tại + Một số phong tục và hoạt động mang màu sắc của Đạo giáo vẫn tồn tại như: thuật phong thuỷ, một số phương pháp dưỡng sinh, các môn võ thuật, hình thức cúng bái,... |
Công giáo | Cơ đốc giáo (còn gọi là Ki-tô giáo) do Giê-su sáng lập vào khoảng đầu Công nguyên, tại một vùng đất của người Do Thái. | - Hoạt động thờ Chúa, cầu nguyện, đọc Kinh thánh do cá nhân hoặc nhóm thực hiện. - Thực hành những điều luật của Kinh thánh hoặc lời răn dạy của Chúa trong đời sống, hướng đến việc kính Chúa, yêu thương con người như: hiếu thảo với cha mẹ, làm việc thiện, giúp đỡ lẫn nhau, ... - Tổ chức các ngày lễ liên quan đến cộng đồng Công giáo, như: lễ Phục sinh, lễ Giáng sinh, ... |
Tin lành | Trong quá trình phát triển, Cơ Đốc giáo phân chia thành các hệ phái khác nhau. Trong đó, Công giáo và Tin Lành là hai hệ phái phổ biến | - Hoạt động thờ Chúa, cầu nguyện, tổ chức các ngày lễ liên quan đến cộng đồng Công giáo, như: lễ Phục sinh, lễ Giáng sinh, ... - Chú trọng việc truyền giáo, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, nhất là lĩnh vực từ thiện, nhân đạo (như: cứu trợ cho đồng bào bị thiên tai, bão lũ; tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo), ... |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |