Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các đoạn trích sau vừa có câu đơn vừa có câu ghép. Hãy chỉ ra sự phù hợp giữa kiểu cấu trúc câu và ý nghĩa cần biểu đạt của mỗi câu. a. Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến) b. Vì sao sau khi đất nước giải phóng, cả nước và thế giới ...

Các đoạn trích sau vừa có câu đơn vừa có câu ghép. Hãy chỉ ra sự phù hợp giữa kiểu cấu trúc câu và ý nghĩa cần biểu đạt của mỗi câu.

a. Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

b. Vì sao sau khi đất nước giải phóng, cả nước và thế giới biết rõ ông là tình báo, vậy mà người Mỹ trong giới báo chí hoạt động cùng thời với ông nay trở lại Việt Nam vẫn đem lòng tin tưởng và kính trọng ông? Đó là một nhân cách, một tài năng. Đời ông là một câu trả lời lớn cho nhiều câu hỏi vẫn làm đau đầu nhiều người bạn Mỹ của ông.

(Nguyễn Thị Ngọc Hải, Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
4
0
0
Trần Bảo Ngọc
11/09 11:17:45

Trả lời:

a.

- Câu 1 là câu ghép gồm hai vế diễn tả mong muốn (chúng ta muốn hòa bình) và thái độ của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp (chúng ta phải nhân nhượng).

- Câu 2 là câu ghép có hai vế, trong đó, vế 1 nêu thực tế xảy ra (chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp ngày càng lấn tới), vế 2 giải thích nguyên nhân (vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa).

Vế 1 tuy là một bộ phận của câu, nhưng có cấu trúc như một câu ghép gồm hai vế có quan hệ tăng cấp. Câu 3 là câu đặc biệt. Câu 4 là câu đơn thể hiện tinh thần quyết tâm đứng lên cứu nước của nhân dân ta.

b.

- Câu 1 là câu ghép có quan hệ tương phản (đối lập) nhằm diễn tả ý nghĩa: thế giới biết rõ ông là tình báo nhưng người Mỹ vẫn tin tưởng, kính trọng ông.

- Câu 2, câu 3 là câu đơn khẳng định, ca ngợi con người và cuộc đời Phạm Xuân Ẩn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo