Hãy sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một thành tựu văn hóa tiêu biểu của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Giới thiệu thành Đồ Bàn của vương quốc Chăm-pa
- Thành Đồ Bàn (còn gọi là Vijaya, hoặc thành Chà Bàn) được xây dựng từ thế kỉ X và là kinh đô trong khoảng 500 năm của Vương quốc Chăm-pa. Hiện nay, những dấu tích còn lại của thành Đồ Bàn thuộc xã Nhơn Hậu (thị xã An Nhơn), cách thành phố Quy Nhơn khoảng 27 km theo hướng tây bắc. Đây là di tích lịch sử quan trọng được xếp hạng cấp Quốc gia (năm 1982) của tỉnh Bình Định.
- Thành Đồ Bàn là chứng tích của những triều đại Chămpa một thời lừng lẫy. Năm 1471, Vương quốc Chăm-pa sụp đổ, thành Đồ Bàn cũng bị phá hủy. Đến năm 1776, anh cả của Tây Sơn tam kiệt là Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương Hoàng đế, xây lại thành và đóng đô ở đây (nên thành còn có tên gọi Hoàng Đế). Năm 1799, Nguyễn Ánh chiếm được thành, đổi tên là thành Bình Định. Tới năm 1816, vua Gia Long ra lệnh phá thành, chuyển thủ phủ về Quy Nhơn.
- Ngày nay, trải qua bao tang thương dâu bể, thành Đồ Bàn chỉ còn là rêu cũ dấu xưa. Thành gồm 3 lớp: Thành ngoại chu vi khoảng 7,4 km, thành nội 1,6 km, “tử cấm thành” 600 m. Trong thành hiện nay chỉ còn lại một số di vật như nghê đá, trụ cờ, cổng thành, hồ bán nguyệt… Bên trong thành có đặt miếu Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu là hai danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh đã tuẫn tiết tại đây.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |