Trình bày những chuyển biến về chính trị, xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ trước khi cách mạng tư sản bùng nổ.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
* Về chính trị:
- Vào hậu kì trung đại, chế độ phong kiến ở các nước Tây Âu đã bộc lộ nhiều khủng hoảng sâu sắc. Các vương triều phong kiến vẫn duy trì chế độ quân chủ độc đoán, nắm giữ cả vương quyền và thần quyền, với công cụ thống trị gồm quân đội, cảnh sát và nhà thờ.
- Tình hình chính trị rối ren với các vấn đề như:
+ Khủng hoảng về tài chính, xung đột trong nghị viện (ở Anh);
+ Mâu thuẫn của chế độ ba đẳng cấp (ở Pháp).
+ Ở các vùng đất bị xâm lược và cai trị bởi các thế lực bên ngoài (như: Nê-đéc-lan, Bắc Mỹ,…) người dân bị mất tự do về chính trị, bị đàn áp về tôn giáo, chịu sự bất bình đẳng về kinh tế.
* Về xã hội:
- Sự phát triển của nền kinh tế đã làm biến đổi xã hội Tây Âu và Bắc Mỹ, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới, đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
+ Một bộ phận giai cấp quý tộc phong kiến phân hoá thành quý tộc mới, tiêu biểu như Anh.
+ Sự lớn mạnh của các ngành công - thương nghiệp đã tạo điều kiện ra đời giai cấp tư sản có thực lực, đầy tiềm năng (ở Anh, Pháp, Bắc Mỹ).
+ Phương thức kinh doanh trong các đồn điền đã hình thành nên giai cấp chủ nô giàu có ở các bang miền Nam (ở Bắc Mỹ).
=> Các giai cấp này có mâu thuẫn với chế độ phong kiến bảo thủ hoặc chủ nghĩa thực dân, họ muốn làm cách mạng để xác lập chế độ mới tiến bộ hơn.
- Giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp bình dân thành thị, tầng lớp tiểu tư sản bị bóc lột, chèn ép bởi các chính sách cai trị hà khắc của lãnh chúa, quý tộc sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |