Đọc lại văn bản Ra-ma buộc tội trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 121 - 123), đoạn từ “Gia-na-ki (Janaki) khiêm nhường” đến “đâu có chịu đựng được lâu” và trả lời các câu hỏi:
Ra-ma đã buộc tội Gia-na-ki bằng những lí lẽ nào? Lời buộc tội của Ra-ma liệu có mâu thuẫn với hành động xả thân để giải cứu Gia-na-ki trước đó của chàng hay không? Vì sao?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ra-ma đã buộc tội Gia-na-ki bằng các lí lẽ: vì Gia-na-ki đã bị Ra-va-na (Ravana) bắt cóc, từng sống trong nhà kẻ khác, đã bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na. Lời buộc tội của Ra-ma xuất phát từ nỗi nghi ngờ, lòng ghen tuông sôi sục, từ ý thức về danh dự bị xúc phạm. Nhìn trên bề mặt, nó có thể mâu thuẫn với hành động xả thân giải cứu Gia-na-ki, nhưng thực chất, nỗi nghi ngờ và lòng ghen tuông hay hành động xả thân để cứu người vợ xinh đẹp đều xuất phát từ tình yêu của chàng. Ra-ma cứu Gia-na-ki cũng là vì danh dự, và buộc tội Gia-na-ki cũng vì danh dự, mặc dù trong thâm tâm chàng vô cùng đau khổ khi phải nói những lời cay nghiệt với Gia-na-ki. Lời buộc tội của Ra-ma vừa thể hiện xung đột dữ dội giữa tình yêu và danh dự, đồng thời lại thể hiện sự nhất quán trong phẩm chất của Ra-ma.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |