Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy cảm nhận về một khổ thơ mà anh chị yêu thích trong ngữ văn 11

2 trả lời
Hỏi chi tiết
343
1
0
Avicii
24/03/2019 20:55:54
Tôi quý trọng ông không chỉ bởi những áng văn hay, những vần thơ kiệt xuất, mà tôi quý ông trước hết ở chính cuộc đời, chính con người ông.
Xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX, như một “ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam”, Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho dân tộc một di sản văn hóa lớn lao và một tấm gương cao khiết về nhân cách, đạo đức. Sống giữa thời kì can qua bấn loạn của đất nước, cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời thấm đầy bất hạnh, khổ đau. Nỗi bất hạnh cá nhân: mắt mù, quyện vào nỗi bất hạnh chung: nước mất nhà tan, rên xiết trong tâm hồn nhân đạo của người. Song, chưa một phút giây nào bi lụy, khuất phục, Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương anh dũng, kiên cường trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Người bảo vệ đất nước không phải bằng ngọn giáo, mũi tên, mà bằng thơ văn – nó chính là vũ khí sắc nhọn để Nguyễn Đình Chiểu trở thành một người chiến sĩ đứng bảo vệ cho văn hóa, cho độc lập muôn đời trên xứ sở. Trở lại dòng lịch sử hơn trăm năm qua, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng đặt một câu hỏi lớn: Vì sao thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có sức mạnh, có sức ám ảnh cao đến vậy? Và từ bấy đến nay, mỗi lần ta thắc mắc, ta lại tìm đến cuộc đời người, cuộc đời ấy sẽ trả lời cho ta tất cả. Nguyễn Đình Chiểu đã sống với lòng yêu nước thương dân đến tột cùng, nó thấm thía vào hồn người để rồi uất đọng, dư ba, ngân vang mãi trong mỗi vần văn, câu thơ thuở ấy. Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu chính là một bài thơ đẹp của dân tộc nhiệm vụ, là một tấm gương trong sạch, thanh khiết để bao thế hệ đời sau soi bóng. Người đã sống vậy, và đã sáng tác văn chương. Văn chương Đồ Chiểu là tâm hồn người, là chính cuộc đời người vậy.
Khi đất nước còn chưa có bước chân của ngoại xâm, Nguyễn Đình Chiểu – một nhà nho tài năng đã sớm phải chịu một số phận bất hạnh, nhiều đắng cay và cũng đầy ngang trái. Chưa có dịp lục tìm tiểu sử của người, ta hãy đọc Lục Vân Tiên, chiêm ngưỡng nhân vật Lục Vân Tiên để thấy ẩn khuất sau hình tượng ấy một Nguyễn Đình Chiểu. Ta thấy rõ được chính cảm xúc sâu xa, chính những suy nghĩ chân thực, những tình cảm nông cháy trước cuộc đời của người là cảm hứng cho nhà thơ viết Lục Vân Tiên.
Con người cụ càng đáng kính trọng hơn trong buổi “tang thương” của đất nước, quê hương. Giờ đây trong con người Nguyễn Đình Chiểu nỗi đau riêng chìm xuống đáy tâm tư, để hiện lên tha thiết một nỗi đau dân tộc, một nỗi thương người cháy bỏng không nguôi. Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác thật nhiều tác phẩm có giá trị. Không thể cầm gươm trực tiếp đánh giặc như bao người có đôi mắt sáng thì người viết thơ để kêu gọi, để cuốn theo tiếng gọi giang sơn nồng cháy, thắp lên niềm tin, lòng yêu nước ở mỗi con người:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Người đã sống một cuộc đời không mệt mỏi để đấu tranh cho chính nghĩa. Cuộc đời người là một bó hoa thơm ngọt ngào nhất dâng lên cho đất mẹ Việt Nam. Người đam nỗi đau cho những đứa trẻ sống trong cảnh loạn li.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ đàn chim dáo dác bay
Phải là một người có trái tim lớn mới nghe, mới cảm nhận chính xác được hình tượng ấy. Người đã sống giữa lòng dân, gần gũi với nhân dân để hiểu được những gì thân quen. Để rồi từ đó người tỏ bày lòng căm phẫn với quân thù, người đã có thái độ bất hợp tác bởi “đất chung đã mất, đất riêng còn sá gì” khi bọn thực dân muốn mua chuộc cụ.
Tuy bị mù nhưng với cụ:
Thà cho trước mắt như mù
Chẳng thà ngồi ngó kẻ thù quân thân
Hay:
Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ.
Đọc những câu thơ ấy, trong tôi chợt hiện lên một câu hỏi rằng: Nếu không phải là cụ Đồ Chiểu thì một người gặp hoàn cảnh như cụ thì có làm được như thế hay không? Mù nhưng người vẫn sống tốt, sống đẹp để góp phần chống lại ội ác tày trời mà thực dân Pháp đã giày xéo trên đất nước ta. Và người đã sống cao hơn chúng ta, cụ Đồ Chiểu đã sống và sáng tạo vì nhân dân, đất nước. Người là một nhà giáo, một thầy thuốc, một nghệ sĩ vĩ đại của chúng ta.
Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là một chân lí, một lẽ sống để hướng văn chương tới giá trị chân – thiện – mĩ. Người đã viết đúng tâm hồn mình, cuộc đời mình để muôn đời sau, chúng ta thán phục và biết ơn. Và chắc hẳn lòng ta bỗng như đẹp hơn khi được đọc những sáng tác của người – cái thế giới của cuộc đời tâm hồn cao khiết ấy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
doan man
24/03/2019 20:55:54
Câu thơ mở đầu rất tự nhiên "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ".
Hai tiếng "từ ấy" là diễn tả mốc thời gian. Cái mốc thời gian nhiều khi là ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời của con người. Với TốHữu hai tiếng "từ ấy" như một dấu ấn quan trọng. Nó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu từ ấy.
Trước đó, Tố Hữu còn "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời". Cũng như nhiều thanh niên khác, Tố Hữu "vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn". Thế rồi, từ bóng tối của cuộc đời cũ, Tố Hữu thấy bừng lên trước mắt mình ánh sáng lí tưởng Đảng. Lí tưởng Đảng chiếu rọi và Tố Hữuđón nhận bằng cả trí tuệ và tình cảm của mình. Ba tiếng: "bừng nắng hạ", ta nhận ra ánh sáng chói chang, rực rỡ. Hình ảnh "mặt trời chân lí" tạo ra bởi tư tưởng đúng đắn và nghệ thuật thơ ca. Đó là mặt trời chiếu ánh sáng đúng đắn nhất. Nhờ có mặt trời chân lí Tố Hữu nhận ra lẽ phải, niềm tin và tương lai cần vươn tới. Cụm từ "bừng nắng hạ" chỉ ánh sáng phát ra bất ngờ, đột ngột. "Chói" diễn tả ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ. Lí tưởng Đảng đã xua tan nhận thức mờ tối, mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới. Tố Hữu đón nhận nó bằng cả trí tuệ và tình cảm rạo rực say mê, sôi nổi:
"Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Một mảnh vườn hoa lá chắc hẳn phải là mảnh vườn xanh tươi, tràn trề nhựa sống, có lá, có hoa, ngọt ngào hương sắc, chim hót rộn ràng. Mảnh vườn ấy được so sánh như tâm hồn nhà thơ. Tâm hồn ấy tràn ngập niềm vui, say mê, náo nức, trẻ trung sôi nổi với cảm hứng lãng mạn tràn đầy trong buổi chiều tiếp nhận lí tưởng cộng sản. Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng cộng sản cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lí tưởng cộng sản đã mang lại sức sống và niềm tin yêu cuộc đời cho con người. Đây cũng là thể hiện mối quan hệ giữa cách mạng và đời sống thi ca

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k