Quan sát Hình 20.4 và 20.5, hãy cho biết sự khác nhau về hình thái cơ thể ở các loài sinh vật có ý nghĩa như thế nào trong việc thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Hình 20.4: Gấu trắng bắc cực có kích thước cơ thể lớn hơn nhưng kích thước của các bộ phận như tai, mõm nhỏ hơn so với gấu nâu. Gấu trắng bắc cực sống ở nơi có nhiệt độ thấp nên khi có kích thước cơ thể lớn, còn các bộ phận tai, mõm có kích thước nhỏ thì chúng sẽ có tỉ lệ S/V càng nhỏ → diện tích tiếp xúc giữa bề mặt cơ thể với môi trường nhỏ → quá trình trao đổi chất diễn ra chậm nên có khả năng giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định, giúp chúng giữ ấm cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp. Ngoài ra, gấu trắng bắc cực có màu trắng trong khi gấu nâu có màu đen cũng giúp ngụy trang tốt hơn với môi trường xung quanh.
- Hình 20.5: Mỗi loài thực vật thích nghi với các điều kiện nhiệt độ khác nhau. Tuy nhiên, xương rồng sống ở sa mạc có lá biến thành gai; cây có hiện tượng rụng lá vào mùa đông đều có ý nghĩa giúp chúng hạn chế bị mất nước qua quá trình thoát hơi nước, nhờ đó thích nghi được với điều kiện môi trường khô hạn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |