Sử dụng cảm biến dòng điện và cảm biến điện thế để đo cường độ và điện áp xoay chiều giữa hai đầu điện trở R = 12 Ω thu được kết quả như đồ thị Hình 1.2a và Hình 1.2b dưới đây:
Từ đồ thị biểu diễn trong Hình 1.2a và Hình 1.2b, hãy thực hiện các yêu cầu sau:
1. So sánh tần số, pha ban đầu của cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều.
2. Viết biểu thức cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều.
3. Tìm mối liên hệ giữa cường độ dòng điện cực đại và điện áp cực đại với điện trở R. Rút ra mối liên hệ giữa cường độ dòng điện hiệu dụng và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở. Mối liên hệ này có tuân theo định luật Ohm hay không?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Tần số và pha ban đầu của cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều bằng nhau.
2. Cường độ dòng điện cực đại I0 = 150 mA, điện áp cực đại U0 = 1,8 V
Chu kì T = 0,02 s \[ \Rightarrow \omega = \frac{{2\pi }}{T} = 100\pi \,rad/s\]
Tại thời điểm ban đầu i = -82 mA và đang giảm \[ \Rightarrow \varphi \approx 0,68\pi \,rad\]
Biểu thức cường độ dòng điện: \[i = 150\cos (100\pi t + 0,68\pi )\,mA\]
Biểu thức điện áp: \[u = 1,8\cos (100\pi t + 0,68\pi )\,V\]
3. Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện cực đại và điện áp cực đại với điện trở R là \[R = \frac{}{}\].
Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện hiệu dụng và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở \[R = \frac{U}{I}\].
Mối liên hệ này có tuân theo định luật Ohm.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |