Sóng cực ngắn có tần số 30 - 30000MHz. Năng lượng rất lớn, không bị tầng điện ly hấp thụ, truyền đi rất xa (> 2200km) theo đường thẳng. Dùng trong thông tin liên lạc vũ trụ, ra đa và truyền hình. Tại một thời điểm có hai vệ tinh đang ở hai vị trí A và B cùng cách mặt đất 230km, một tín hiệu (truyền bằng sóng cực ngắn) được truyền đi từ vệ tinh A truyền đến vệ tinh B theo phương AB. Hỏi vệ tinh B có nhận được tín hiệu đó không? Biết khoảng cách giữa A và B theo đường thẳng là 2200km và bán kính Trái Đất là 6400km.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hình vẽ minh họa bài toán:
Kẻ OH⊥ABH∈AB
Gọi M, N lần lượt là giao điểm của OA, OB với đường tròn (O).
Ta có: AM=BN=230 km (gt)
OM=ON=R=6400 km
⇒OA=OB=AM+OM=230+6400=6630 km
ΔAOB có OA = OB nên là tam giác cân tại O.
⇒OH vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến.
H là trung điểm AB.
⇒HA=HB=AB2=22002=1100 km
Ta có: ∆AOH vuông tại H
⇒OA2=OH2+AH2 (định lý Pytago)
⇒OH2=OA2−AH2
OH=OA2−AH2=66302−11002≈6538 km
Do OH>R6538 km>6400 km nên vệ tinh ở vị trí B có thể nhận được tín hiệu do vệ tinh ở vị trí A truyền tới theo phương AB.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |