Giải thích tại sao quá trình truyền tín hiệu bên trong tế bào lại được xem là quá trình chuyển đổi tín hiệu?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Quá trình truyền tín hiệu bên trong tế bào lại được xem là quá trình chuyển đổi tín hiệu vì:
- Truyền tín hiệu từ tế bào cho sang tế bào nhận đơn giản là quá trình di chuyển tín hiệu từ tế bào cho sang tế bào nhận. Tín hiệu được truyền nguyên vẹn từ tế bào cho sang tế bào nhận.
- Truyền tin trong tế bào lại xảy ra như một chuỗi các protein truyền tin có bên trong tế bào nhưng không theo cách tín hiệu được truyền từ phần tử này sang phần tử khác mà khi tín hiệu liên kết với thụ thể thì nó làm thay đổi cấu hình của thụ thể. Thụ thể bị thay đổi cấu hình sẽ thay đổi trạng thái từ không hoạt động sang hoạt động. Thụ thể ở trạng thái hoạt động tác động làm biến đổi cấu hình của chất trong chuỗi truyền tin đứng kế tiếp làm cho nó thay đổi trạng thái hoạt động, cứ như vậy, nó lại ảnh hưởng đến sự hoạt động của phân tử liền kề.
- Thực chất của quá trình truyền tin nội bào là quá trình chuyển đổi tín hiệu. Tín hiệu nhận được từ thụ thể được chuyển đổi thành các dạng tín hiệu khác nhau trong chuỗi các phân tử truyền tín hiệu.
- Các chất trong chuỗi truyền tín hiệu luôn dao động giữa hai trạng thái cấu hình: hoạt động/ bất hoạt. Ví dụ: từ trạng thái không hoạt động, khi nhận tín hiệu từ phân tử đứng trước thì trở thành hoạt động và sau khi tác động đến phân tử đứng sau thì lập tức trở về trạng thái bất hoạt để sẵn sàng tiếp nhận tín hiệu mới.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |