Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Quan hệ hợp tác đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam từ năm 1976 đến nay?

Quan hệ hợp tác đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam từ năm 1976 đến nay?
​Ý nghĩa và tầm quan trọng của hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (được kí kết ngày 18/7/1977)
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.680
6
2
Đặng Quỳnh Trang
20/07/2017 13:40:50
HỢP TÁC TOÀN ĐẶC BIỆT, DIỆN VIỆT NAM – LÀO, LÀO – VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1976 - 1985.

Sau năm 1975, quan hệ Việt Nam và Lào bước sang một trang hoàn toàn mới: từ liên minh chiến đấu chung một chiến hào sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia có độc lập chủ quyền. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra như vũ bão, đẩy nhanh xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và Lào đều có cơ hội và điều kiện thu hút vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý, sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, xây dựng đất nước…

Tuy nhiên, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hai nước Việt Nam và Lào đều phải ra sức khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh kéo dài 30 năm, đặc biệt là hậu quả thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. Nền kinh tế của Việt Nam và Lào về cơ bản còn hết sức lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào nước ngoài. Điểm xuất phát của hai nước đều từ nền kinh tế nông nghiệp có trình độ canh tác, năng suất và sản lượng rất thấp; tư duy lãnh đạo kinh tế còn mang nặng tính tập trung bao cấp từ thời chiến… Trong khi đó, các thế lực thù địch trong nước và bên ngoài câu kết, tìm cách chia rẽ Lào với Việt Nam, Việt Nam với Lào. Chúng lợi dụng việc đầu tư vào các nước đang phát triển để thực hiện mưu đồ làm cho các nước này phụ thuộc về kinh tế dẫn đến phụ thuộc về chính trị. Bên cạnh đó, chủ nghĩa xã hội thế giới, đặc biệt là ở Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ, dẫn đến khủng hoảng từ thập niên 80… gây khó khăn, trở ngại không nhỏ cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào.

Đây là thời kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã trở thành Đảng cầm quyền ở mỗi nước; do vậy, cả hai nước càng có điều kiện phát huy truyền thống tốt đẹp đã từng gắn bó keo sơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, xây dựng và tăng cường quan hệ liên minh, liên kết và hợp tác toàn diện về chính trị, quốc phòng an ninh, kinh tế, văn hoá, giáo dục… Đây chính là đặc điểm quan trọng nhất, dẫn tới sự thay đổi về chất trong nội dung, phương thức và các nguyên tắc quan hệ giữa hai quốc gia dân tộc, nâng quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới.

Năm 1976, ngay sau thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Lào và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận quan trọng trong vòng hai tháng rút toàn bộ quân đội và chuyên gia Việt Nam về nước và bắt đầu xúc tiến việc hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước. Tuy nhiên, lợi dụng cơ hội này, bọn phản động trong nước Lào, với sự hỗ trợ của các thế lực thù địch quốc tế, đã hoạt động nổi dậy ở nhiều nơi. Do vận mệnh của hai nước liên đới lẫn nhau nên mối quan tâm hàng đầu về an ninh chính trị của Lào cũng là mối quan tâm thường trực của Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 năm 1976, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết Về tăng cường giúp đỡ và hợp tác với cách mạng Lào trong giai đoạn mới, xác định: việc tăng cường đoàn kết, giúp đỡ, hợp tác đối với Lào là một trong những nhiệm vụ quốc tế hàng đầu của Đảng và nhân dân Việt Nam, cũng là vì lợi ích thiết thân của cách mạng Việt Nam.

Đặc biệt, từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 7 năm 1977, Đoàn đại biểu cao cấp Đảng và Chính phủ Việt Nam do Tổng Bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm hữu nghị chính thức Lào. Hai bên đã trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế quan trọng mà hai bên cùng quan tâm, cũng như các vấn đề nhằm phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước, trên cơ sở đáp ứng nguyện vọng thiết tha và lợi ích sống còn của hai dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày 18 tháng 7 năm 1977, hai nước chính thức ký kết các Hiệp ước: Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; và ra Tuyên bố chung tăng cường sự tin cậy và hợp tác lâu dài giữa hai nước.

Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là Hiệp ước toàn diện, mang tính chiến lược lâu dài, tạo cơ sở chính trị và pháp lý quan trọng để củng cố và tăng cường lâu dài tình đoàn kết, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Hiệp ước có giá trị trong 25 năm và sẽ được mặc nhiên gia hạn thêm từng 10 năm nếu một trong hai bên không thông báo cho bên kia muốn hủy bỏ Hiệp ước ít nhất là một năm trước khi hết hạn. Hiệp ước nêu rõ: Hai bên cam kết ra sức bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam, không ngừng tăng cường tình đoàn kết và tin cậy lẫn nhau, sự hợp tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt trên tinh thần của chủ nghĩa quốc tế vô sản và theo nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ giữa hai nước. Việc ký kết hiệp ước đó còn có ý nghĩa quốc tế quan trọng, nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng giữa hai nước đang cùng hướng tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội và phát huy ảnh hưởng tích cực trong khu vực.

Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia là một biểu hiện tốt đẹp của việc giải quyết vấn đề lợi ích dân tộc trên tinh thần kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng, là mẫu mực về chính sách láng giềng hữu nghị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Thị Thu Trang
20/07/2017 13:45:43
bạn có thể rút gọn ý cho mk ko
3
3
Đặng Quỳnh Trang
20/07/2017 13:46:08
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, núi sông liền một dải, cùng uống chung dòng nước Me Kong, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, nhân dân hai nước vốn có mối quan hệ truyền thống, thuỷ chung, gắn bó lâu đời. Đặc biệt, từ khi có sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào, mối quan hệ đó ngày càng mở rộng, phát triển, và được nâng lên về chất. Với phương châm đầy tính nhân văn và ý nghĩa chính trị sâu sắc do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn "giúp bạn là mình tự giúp mình", hai dân tộc Việt Nam và Lào luôn kề vai, sát cánh bên nhau, đồng cam cộng khổ, xây đắp nên mối tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, trở thành tài sản vô giá, nguồn lực quý báu và là nhân tố cực kỳ quan trọng bảo đảm sự thành công của cách mạng mỗi nước.

Cách đây 55 năm, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam và Lào bước vào giai đoạn khó khăn, ác liệt, nhưng với những thắng lợi quan trọng cả về chính trị, quân sự, ngoại giao của cách mạng Lào, Hiệp định Geneva 1962 về Lào đã được ký kết, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho cách mạng hai nước Lào và Việt Nam. Với thời cơ và điều kiện thuận lợi đó, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 05/9/1962. Ðây là sự kiện lịch sử trọng đại, là dấu mốc rất quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của hai dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Sau khi hai nước được giải phóng hoàn toàn vào năm 1975, để đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển toàn diện và ngày càng đi vào chiều sâu, hai nước đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác vào ngày 18/7/1977, trong đó nhấn mạnh: "Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, tình đoàn kết chiến đấu và tình hữu nghị không gì lay chuyển được giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào, tình đồng chí vĩ đại giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào được tôi luyện trong mấy chục năm đồng cam cộng khổ, cùng chiến đấu, cùng chiến thắng kẻ thù xâm lược, cùng hợp tác và giúp đỡ nhau xây dựng đất nước là một truyền thống quý báu, một sức mạnh vô địch của hai dân tộc, hai Đảng...". Bốn mươi năm qua, Hiệp ước đó đã trở thành cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để không ngừng củng cố và phát triển quan hệ giữa hai nước, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước.
1
3
Nguyễn Thị Thu Trang
20/07/2017 13:46:15
nêu yn và tầm quan trọng thôi
3
2
BTK
20/07/2017 13:48:19
Trang ơi em làm văn à người ta chỉ hỏi ý nghĩa của nó như nào thôi mà, chứ đâu có bảo đi làm bài văn
ý nghĩa của việc ký kết thỏa thuận Việt - Lào có ý nghĩa chiến lược, và tầm quan trọng về chính trị, quân sự , kinh tế và mọi mặt về sự phát triên của đôi bên, thúc đẩy sự phát triển quan hệ hữu nghị trong khu vực nói chung cũng như trên thế giới nói riêng, tạo tiền đề phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và đảm bảo an ninh trong khu vực, .... 
Tham Khảo nhé Thu Trang (Trang Hâm)
1
2
Nguyễn Thị Thu Trang
20/07/2017 14:00:59
cảm ơn anh cương hấp nhiều

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×