Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày chức năng của tủy sống người? Vì sao không nên học bài ở nơi thiếu ánh sáng?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
367
1
0
Phương Như
30/03/2019 08:39:38
Trình bày chức năng của tủy sống người?
=> Chức năng phản xạ của tủy sống
+ Phản xạ: Phản xạ là hoạt động cơ bản của hệ thần kinh, đó là những đáp ứng của cơ thể đối với các kích thích thông qua hệ thần kinh. Tủy sống chi phối nhiều phản xạ quan trọng, những phản xạ đó gọi là phản xạ tủy.
+ Cung phản xạ tủy: Cung phản xạ là cơ sở giải phẫu của phản xạ, đó là đường đi của xung động thần kinh từ bộ phận nhận cảm đến cơ quan đáp ứng. Một cung phản xạ gồm có 5 bộ phận:
1. Bộ phận nhận cảm. 2.Ðường truyền về. 3.Thần kinh trung ương. 4. Ðường truyền ra. 5.Cơ quan đáp ứng. Phản xạ chỉ thực hiện được khi cả 5 bộ phận này còn nguyên vẹn, chỉ tổn thương một bộ phận, phản xạ sẽ mất.
Cung phản xạ tủy là cung phản xạ mà thần kinh trung ương là tủy sống.

Vì sao không nên học bài ở nơi thiếu ánh sáng?
=> không nên học bài nơi thiếu ánh sáng vì ánh sáng không tới được thể thủy tinh nên không thấy được hoặc chỉ thấy mờ mờ gây gắng sức mà dẫn tới cầu mắt dài và bị cận thị

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nhok Phượng Núi
30/03/2019 10:07:37
1.
Trình bày chức năng của tủy sống người?
Bài làm :
*Cấu tạo dây thần kinh tủy
_Có 31 đôi dân thần kinh tủy
_Mỗi dây thần kinh gồm 2 rễ
+Rễ trc : rễ vân động
+Rể sau : rễ cảm giác
_Các rễ tủy đi ra khỏi các lỗ gian---> dây thần kinh tủy
*Chức năng dây thần kinh tủy
+ Rễ trc dẫn truyền xung vận động
+Rễ sau dẫn truyền xung cảm giác
+Dây thần kinh tủy do các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại,nối vs tủy sống qua dễ trc và dễ sau ---> dây thần kinh tủy là dây pha
*Cấu tạo của trụ não
_Chất trắng: Ở ngoài, bao quanh chất xám.
_Chất xám: Ở trong, là các nhân xám. Có 12 đôi dây thần kinh não, gồm 3 loại: dây cảm giác, dây vận động và dây pha.
* Chức năng trụ não
_Chất xám :Điều khiển, điều hoà hoạt động của các nội quan (như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá.)
_Chất trắng : Dẫn truyền
+ Đường lên : Cảm ứng
+ Đường xuống : vận động
*Cấu tạo tủy sống
+ Màng tuỷ sống. Tuỷ sống được bao bọc trong 3 lớp màng: lớp màng cứng ở bên ngoài. Áp sát màng cứng là lớp màng nhện, mỏng đàn hồi. Màng cứng và màng nhện có chức năng bảo vệ. Bên trong cùng là lớp màng mạch (còn gọi là màng não - tuỷ) mềm, dính chặt vào tuỷ sống, có nhiệm vụ nuôi dưỡng mô tuỷ sống.
+ Chất xám. Nằm trong phần chất trắng, hình chữ H. Ở chính giữa có 1 ống rỗng (ống tủy sống) chứa dịch não tủy. Chất xám do thân và các tua ngắn của các tế bào thần kinh tủy sống tạo nên.
Chất xám mỗi bên chia thành sừng trước, sừng sau (ở đoạn ngực có thêm sừng bên). Sừng trước rộng, do thân các nơron vận động, kích thước lớn tạo nên. Sừng sau hẹp, do các nơron cảm giác, kích thước nhỏ tạo nên. Sừng bên do thân các nơron dinh dưỡng tạo thành.
Ngoài ra, tia chất xám còn ăn sâu vào phần chất trắng giữa sừng bên và sừng sau tạo thành lưới tủy.
Một số nơron thần kinh trong chất xám tụ tập lại thành nhân (còn gọi là nhân chất xám) và một số nơron nhỏ nằm rải rác tạo nên các nơron liên hợp làm nhiệm vụ liên lạc giữa nơron cảm giác và nơron vận động thuộc cùng một đốt tủy.
+ Chất trắng. Nằm bao quanh các chất xám, do các sợi trục của nơron tủy tạo nên, tạo thành các đường đi lên và đi xuống. Đường đi lên (đường hướng tâm) do các sợi trục của các nơron cảm giác tạo nên. Đường đi xuống (đường li tâm) do các sợi trục của nơron vận động tạo nên. Ngoài ra còn có các sợi trục của các nơron liên hợp tạo thành bó chất trắng nối các trung khu với nhau. Tất cả các sợi trục tạo thành chất trắng của tủy sống đều có bao miêlin bao bọc không liên tục.
Phần chất trắng ở mỗi bên tủy sống tạo thành 3 cột: trước, sau, bên. Mỗi cột có nhiều bó, trong đó có bó hướng tâm, li tâm, bó liên hợp.
Các bó hướng tâm: gồm bó tủy sau giữa (bó Burdach); bó tủy sau bên ( bó Goll); bó tủy - tiểu não sau (bó tiểu não thẳng); bó tủy - tiểu não trước (bó tiểu não bắt chéo) và bó tủy - thị (bó cung)
Các bó li tâm: gồm bó tháp thẳng, bó tháp chéo và các bó ngoại tháp (gồm bó đỏ - tủy; bó thị - tủy, bó tiền đình - tủy)
* Chức năng của tủy sống
+ Chức năng phản xạ. Chức năng phản xạ của tuỷ sống do phần chất xám trong tuỷ sống đảm nhận. Đó là các loại phản xạ tự nhiên, được xem là những phản xạ bản năng để bảo vệ cơ thể. Có 3 loại nơ ron đảm nhận chức năng phản xạ là nơron cảm giác, nằm ở rễ sau, dẫn xung cảm giác vào chất xám. Nơron liên lạc dẫn xung thần kinh ra sừng trước. Nơ ron vận động, nằm ở rễ trước, dẫn truyền xung vận động đến cơ vân và các cơ quan thừa hành.
Tuỷ sống điều tiết mọi hoạt động như các hoạt động niệu - sinh dục, nhịp hô hấp, hoạt động tim mạch. Tuỷ sống là trung tâm cấp thấp của vận động cơ toàn thân. Tuỷ sống tham gia và thực hiện các phản xạ vận động phức tạp, đồng thời là nơi giao tiếp của các phản xạ vận động.
Các phản xạ tuỷ điển hình như:
- Phản xạ da. Xuất hiện khi kích thích lên da. Trung tâm của phản xạ da nằm ở đoạn tuỷ ngực 11, 12
- Phản xạ gân. Xuất hiện khi kích thích lên gân (ví dụ gõ lên gân bánh chè lúc ngồi trên ghế). Trung tâm của phản xạ này nằm ở đoạn tuỷ thắt lưng 2- 4
- Phản xạ trương lực cơ. Giúp cơ luôn ở trạng thái trương lực. Nếu cắt đứt dây thần kinh vận động đùi thì cơ đùi sẽ mất trương lực, cơ sẽ mềm nhũn.
+ Chức năng dẫn truyền. Chức năng dẫn truyền của tuỷ sống do phần chất trắng đảm nhận. Chất trắng của tuỷ sống là những đường dẫn truyền xung thần kinh từ thụ quan lên não và từ não qua tuỷ sống đến các cơ quan đáp ứng. Ngoài ra trong chất trắng của tuỷ sống còn có các đường dẫn truuyền ngắn nối các đốt tuỷ sống với nhau.
+ Chức năng dinh dưỡng. Chức năng dinh dưỡng được thực hiện bởi các nơron dinh dưỡng trong tuỷ sống chi phối và chịu sự điều khiển của một đoạn tuỷ (Ví dụ, phản xạ bàng quang, phản xạ hậu môn, phản xạ vận mạch, phản xạ tiết mồ hôi).
Như vậy, tuỷ sống là trung khu thần kinh cấp thấp dưới vỏ, điều khiển các phản xạ không điều kiện.
0
0
Nhok Phượng Núi
30/03/2019 10:08:34
2.
Vì sao không nên học bài ở nơi thiếu ánh sáng?
Bài làm :
“ Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” mà và việc giữ mắt cũng là giữ cho chiếc “cửa sổ” ấy không chỉ đẹp mà còn phải khỏe nữa chứ! Việc đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng là không tốt cho mắt. Trong một môi trường thiếu ánh sáng thì ánh sáng phản chiếu lại rất thấp (cái này chắc bạn cũng biết cơ chế nhìn thấy của mắt rồi đúng không nè ^^), vì thế mà thủy tinh thể phải phồng lên để hội tụ ánh sáng, nhưng cũng chính vì thế mà ta phải đưa sách lại gần để việc phản chiếu ánh sáng được diễn ra tốt hơn. Và cũng vì thiếu ánh sáng dẫn đến các tế bào thụ cảm thị giác dạng que hoạt động tốt hơn (mà chắc bạn biết đặc điểm của loại tế bào này rồi đấy, phải nhiều tế bào que mới kích thích được một tế bào thần kinh thị giác) do đó chất lượng cũng không tốt bằng các tế bào nón đúng không nè.
Còn ở trên tàu xe do bị dằn xóc liên tục do đó khoảng cách từ sách đến mắt liên tục thay đổi nhanh chóng khiến mắt cũng phải điều tiết liên tục để nhận hình ảnh chính xác và rõ ràng (thủy tinh thể đóng vai trò quan trọng trong việc này). Không chỉ thế, các cơ vận động mắt còn hoạt động liên tục để hướng mắt về phía sách. Và chính điều này làm mỏi mắt rất nhanh chóng, lâu dài có thể gây nhiều tật cho mắt.
Ta tìm hiểu sơ về chức năng cấu tạo của mắt theo thứ tự từ ngoài vào nhé:
- Đầu tiên là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận khác bên trong vừa tạo thành một “bộ xương” định hình cho cầu mắt.
- Thủy dịch tiếp liền với màng giác ở phía trong với nhiệm vụ tạo môi trường ổn định để truyền ánh sáng cũng như môi trường bảo vệ thủy tinh thể.
- Màng mạch nằm bên dưới và bên trong có chứa nhiều mạch máu để nuôi các bộ phận của cầu mắt; ngoài ra tại thành mạch có rất nhiều tế bào mang sắc tố đen để tạo môi trường cho sự truyền sáng duy nhất theo chiều lỗ đồng tử vào trong cầu mắt.
- Trong cùng là màng lưới có chứa nhiều tế bào thụ cảm thị giác (gồm hai loại tế bào là tế bào nón và tế bào que) với chức năng chính là cảm nhận ánh sáng.
- Thủy tinh thể có khả năng phồng lên và xẹp xuống để điều khiển hướng ánh sáng cũng như điều chỉnh để hình ảnh tập trung trên màng lưới (giúp nhận hình ảnh lớn và rõ nét với kích thước thật).
- Thủy tinh dịch là chất dịch ở trong cùng của cầu mắt với nhiệm vụ tạo áp suất cho cầu mắt, ngoài ra dịch này cũng tạo điều kiện cho thủy tinh thể hoạt động được tốt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k