a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luậnMở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnPhân tích đoạn trích; nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểmThí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích. 0,5 * Phân tích hình tượng Sông Đà- Dáng hình dòng sông+ Dáng hình Sông Đà được cảm nhận như “một cái dây thừng ngoằn nghèo”, “từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây”. Cách cảm nhận từ trên cao, đặt giữa không gian Tây Bắc đem đến một cái nhìn mới mẻ về dòng sông khác hẳn với cách mọi người vẫn nghĩ về nó gắn với câu chuyện truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” và câu ca xưa khi “hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc”.+ Dáng hình sông Đà hiện lên trong vẻ thướt tha, dịu dàng “Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc, bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân” -> Điệp từ và cấu trúc đặc biệt của lời văn khiến câu văn trải dài, dài mãi trong âm điệu nhẹ nhàng. Nó vẽ lên dáng mềm mại, tha thướt của sông Đà khi nhìn ở khoảng cách rất cao, rất xa. Phép so sánh cho thấy sông Đà như một người thiếu nữ đẹp, điểm tô cho cả vùng non nước bằng “một áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải”. Nó giống như nhịp cầu nối thơ mộng giữa không gian của miền núi cao Tây Bắc với những dải đồng bằng mênh mông+ Diện mạo của sông Đà còn là nét đẹp đầy gợi cảm. Tác giả say sưa, mê mẩn nhìn ngắm vẻ gợi cảm của màu nước sông Đà đổi thay theo từng mùa. Dòng sông chẳng khác nào cô gái lộng lẫy điểm tô cho nét đẹp diễm lệ của đất nước nên nó mang một nét riêng, nét độc đáo: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích… Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”. Chỉ với hai câu văn, người nghệ sĩ không chỉ họa nên nét đẹp sinh động của dòng sông mà con cung cấp cho người đọc những thông tin, sự hiểu biết về một nét độc đáo của dòng sông đất nước.- Sông Đà “gợi cảm” như một “cố nhân”+ Vẻ đẹp trữ tình của con sông được khám phá từ cảm giác của “một người ở rừng, đi núi đã hơi lâu thấy thèm chỗ thoáng”, Sông Đà hiện lên trong nét tươi vui đầy sức sống: “bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà. Chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui nối lại chiêm bao đứt quãng” + Nắng trên sông Đà được tập trung thể hiện từ ấn tượng ban đầu “Trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”, đến những liên tưởng thú vị với “màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” ” + Tính cách của dòng sông còn là sự gần gũi và thân thuộc: “nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân”.=> Bằng trí tưởng tượng phong phú với cách sử dụng ngôn ngữ tài tình, tác giả giúp người đọc dễ dàng liên tưởng và hình dung ra hình ảnh một con sông êm đềm thơ mộng, dịu dàng, khả ái, đầy quyến rũ. Sông Đà là một thực thể tự nhiên nhưng không vô tri vô giác. Qua ngòi bút của tác giả Nguyễn Tuân, Sông Đà là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, tạo nên chất men trong cuộc sống. Nhận xét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện qua đoạn trích.- Đoạn trích đã thể hiện phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân. Nhà văn đã sử dụng trí tưởng tượng phong phú một cách rất tài tình và khéo léo để khắc họa lên hình tượng con sông Đà trữ tình từ nhiều góc nhìn: không gian, thời gian, tâm trạng. - Nghệ thuật nhân hoá, so sánh được nhà văn sử dụng tài tình, rất lôi cuốn, hấp dẫn. Mỗi so sánh về sông Đà của Nguyễn Tuân trong tác phẩm thực sự là một phát hiện sắc sảo, độc đáo về thiên nhiên Tây Bắc.- Việc sử dụng thể tùy bút pha chất bút kí với kết cấu phóng túng, câu văn dài, nghệ thuật dùng từ độc đáo đã in đậm cá tính sáng tạo của bậc thầy ngôn từ Nguyễn Tuân. d. Chính tả, ngữ phápBảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạoThể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.