Để đảm bảo quá trình tách chiết DNA thành công, các nhà khoa học cần quan tâm đến một số yếu tố sau:
- Quá trình li giải tế bào;
- Nồng độ ethanol được sử dụng;
- Quá trình gắn DNA lên màng silica (trong phương pháp cột silica);
- Mẫu DNA bị nhiễm protein.
Hãy cho biết các yếu tố trên ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tách chiết DNA.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong quá trình tách chiết DNA, nếu các yếu tố nói trên không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tách chiết (lượng DNA được thu hồi thấp, độ tinh sạch của DNA thấp). Cụ thể:
- Tế bào không được li giải hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến việc giải phóng DNA ra khỏi tế bào → giảm lượng DNA thu được.
- Nồng độ ethanol được sử dụng:
+ Nồng độ quá cao: gây đứt gãy nucleic acid → giảm lượng DNA thu được.
+ Nồng độ quá thấp: khó loại bỏ được các thành phần không mong muốn → giảm độ tinh sạch của DNA.
- Quá trình gắn DNA lên màng silica không đúng sẽ làm giảm lượng DNA được gắn lên màng → DNA không được giữ lại sẽ bị rửa trôi → giảm lượng DNA thu được.
- Mẫu DNA bị nhiễm protein do protein không được loại bỏ hoàn toàn → giảm độ tinh sạch của DNA.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |