Trong phòng thí nghiệm, một học sinh nhúng thanh đồng có khối lượng 12,340 g vào 255 mL dung dịch AgNO3 0,125M. Bằng quan sát, học sinh đó đã khẳng định có phản ứng xảy ra.
a) Vì sao học sinh đó lại khẳng định có phản ứng xảy ra chỉ bằng việc quan sát.
b) Viết và cân bằng phương trình hóa học của phản ứng.
c) Viết các cặp oxi hóa – khử tham gia phản ứng và chỉ rõ tác nhân oxi hóa và tác nhân khử.
d) Khi phản ứng kết thúc, hãy xác định khối lượng của thanh đồng, nếu giả thuyết toàn bộ lượng Ag giải phóng đều bám vào thanh đồng.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Bằng quan sát: Dung dịch chuyển từ không màu sang màu xanh, học sinh có thể khẳng định có phản ứng xảy ra chỉ bằng việc quan sát.
b. Phương trình hoá học:
Cu (s) + 2AgNO3 (aq) → Cu(NO3)2 (aq) + 2Ag (s)
c. Các cặp oxi hóa – khử tham gia phản ứng: Cu2+/Cu; Ag+/Ag.
Cu là tác nhân khử và Ag+ là tác nhân oxi hóa.
d. Theo phương trình hóa học của phản ứng, lượng Cu tham gia phản ứng là:
\(\frac{{0,125.0,255.64}}{2} = 1,02{\rm{ }}\left( g \right)\)
Vậy khối lượng thanh đồng sau khi phản ứng kết thúc là:
(12,340 - 1,02) + (0,125.0,255).108 =14,7625 (g).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |