Đọc văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) trong SGK (tr. 85 – 86) và trả lời các câu hỏi sau:
Theo em, trình tự miêu tả nỗi nhớ của Thuý Kiều (nhớ người yêu, nhớ cha mẹ) có hợp lí không? Vì sao?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Theo trình tự thông thường và trong bối cảnh xã hội phong kiến (tuyệt đối đề cao chữ hiếu, không cho phép trai gái tự do yêu đương; coi việc người con gái “tơ tưởng” người con trai là trái với lễ giáo;...), tác giả sẽ phải để cho nhân vật Thuý Kiều nhớ thương cha mẹ trước khi nhớ nhung người yêu.
- Trình tự miêu tả nỗi nhớ của nhân vật Thuý Kiều (nhớ người yêu trước, nhớ cha mẹ sau) vẫn chặt chẽ, hợp lí. Bởi vì:
+ Khi gia đình gặp tai biến, Thuý Kiều đã hi sinh tình yêu, bán mình để cứu cha và em (Để lời thệ hải minh sơn/Làm con trước phải đền ơn sinh thành). Trước khi phải đi theo Mã Giám Sinh, nàng đã lo liệu, thu xếp mọi việc cho gia đình mình vẹn toàn, chu đáo nên có thể tạm yên lòng.
+ Vì gia đình, Thuý Kiều đã phải phụ lời thề nguyền sâu nặng với Kim Trọng. Nàng mang nặng nỗi đau và cảm giác có lỗi với người yêu (Vì ta khăng khít cho người dở dang; Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi; Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây...); nhất là khi Kim Trọng chưa hề hay biết tình yêu của họ đã thành dang dở, tan vỡ (Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |