LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

(Câu hỏi 5, SGK) Phân tích tác dụng các biện pháp tu từ, nhịp điệu của thể song thất lục bát trong văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

(Câu hỏi 5, SGK) Phân tích tác dụng các biện pháp tu từ, nhịp điệu của thể song thất lục bát trong văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
13
0
0
Phạm Minh Trí
12/09 10:53:29

Ngôn từ được sử dụng trong đoạn trích vừa cổ kính, trang nghiêm, lại vừa giàu sức biểu cảm, biểu hiện những tâm sự sâu kín trong lòng người chinh phụ. Nhờ vậy mà các hình ảnh được tác giả tạo dựng trong bài thơ vừa đẹp đẽ, sang trọng, lại vừa có nét buồn gợi nên sự đồng cảm của người đọc.

– Để có được thành công trên, tác giả bài thơ đã sử dụng một số biện pháp tu từ sau: 

+ Biện pháp tu từ so sánh: Biện pháp này được sử dụng rộng rãi trong đoạn trích (như các so sánh: “nghìn vàng” so với tấm lòng; “nỗi nhớ chàng” với “trời” cao, “trời thăm thẳm”; “sương như búa” – “tuyết dường cưa”; “nguyệt” – “hoa”,...). Những so sánh này mang tính biểu cảm mạnh mẽ, qua đó, nhà thơ đã diễn tả một cách tài tình thế giới nội tâm của nhân vật trữ tình, giúp cho thế giới tâm hồn của con người vốn xa lạ, bí ẩn bỗng trở nên gần gũi, dễ hiểu trong mỗi câu thơ.

+ Biện pháp điệp từ, điệp ngữ nối câu trước với câu sau, kết hợp với việc sử dụng từ láy (Ví dụ: Trong năm dòng thơ đầu, các từ “non Yên”, “thăm thẳm”, “trời” được lặp lại tạo sự triền miên không dứt, làm tăng khả năng biểu hiện nỗi nhớ của người chinh phụ). Điều này cũng góp phần tạo nhịp điệu triền miên, buồn bã của đoạn thơ.

– Nhịp điệu của thơ song thất lục bát trong đoạn trích được biểu hiện ở cách ngắt thất nhịp dòng thơ (HS tự tìm dẫn chứng, phân tích nhịp thơ của các câu thơ song và lục bát trong đoạn trích theo chỉ dẫn ở phần Kiến thức ngữ văn). Có thể nói, nhịp điệu triền miên của thể song thất lục bát rất phù hợp với nỗi buồn thương da diết khôn nguôi của người chinh phụ.

– Các biện pháp đối cũng góp phần tạo nên nhịp điệu triền miên, buồn bã trong đoạn trích. Biểu hiện ở việc đối hai dòng thơ với nhau, thường là hai dòng bảy; đối trong từng dòng, thường là trong dòng tám. Ví dụ dưới đây thể hiện cả hai cách đối này: 

Sương như búa, bổ mòn gốc liễu, //

Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngôi.

+

Giọt sương phủ, // bụi chim gù,

Sâu tường kêu vắng, // chuông chùa nên khơi.

Tác giả đã sử dụng một cách đa dạng hình thức đối cũng như các biện pháp tu từ khiến cho nhịp điệu của thể thơ phong phú hơn. Do đó, việc diễn tả nội tâm nhân vật trữ tình cũng trở nên sinh động, sâu sắc hơn. Điều này như một biểu hiện mẫu mực của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung và hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học, làm nổi bật những giá trị nội dung của tác phẩm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư