Giới thiệu, đánh giá nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” (trích “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung). (10 mẫu)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bài làm tham khảo
Mẫu 1
Về phần nghệ thuật, La Quán Trung đã vô cùng xuất sắc khi xây dựng lên những hình tượng nhân vật điển hình, mang tính biểu tượng vô cùng lớn. Ông cũng không trực tiếp bộc lộ tính cách nhân vật mà xây dựng nó qua cử chỉ, lời nói, hành động của từng người. Nghệ thuật kể chuyện theo tiểu thuyết chương hồi được tác giả sử dụng triệt để, xây dựng tình huống truyện với những xung đột kịch tính, tạo nên sức hấp dẫn vô cùng lớn cho người đọc.
Đoạn trích Hồi trống Cổ thành đem lại cho người đọc chúng ta thật nhiều cảm xúc. Không chỉ là sự hồi hộp chờ đợi sự minh oan của Quan Công, những hành động của Trương Phi mà còn cho chúng ta những âm hưởng của tình nghĩa huynh đệ gắn kết. Tam Quốc Diễn Nghĩa nói chung và đoạn trích Hồi trống Cổ thành nói riêng quả thực là tác phẩm vô cùng xuất sắc, xứng đáng là một trong tứ đại danh tác nổi tiếng nhất của Trung Hoa.
Mẫu 2
Tác giả La Quán Trung cũng khắc họa nhân vật Quan Công với tính cách khiêm nhường, trung nghĩa, thủy chung với tình anh em kết nghĩa vườn đào. Khi gặp được Trương Phi, Quan Công "mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón". Ngay cả khi bị Trương Phi gọi là "mày", "thằng","nó" nhưng Quan Công vẫn giữ cách xử sự đúng mực, độ lượng khi gọi Trương Phi là "em" và "hiền đệ". Quan Công hết sức bình tĩnh khi "tránh mũi mâu", nhờ hai chị làm nhân chứng cho sự trung thành của mình. Không những thế, Quan Công rất coi trọng tình nghĩa anh em đã có và muốn chứng minh điều ấy qua hành động chém Sái Dương "để tỏ lòng thực". Trước sự nghi ngờ của Trương Phi lớn như vậy nhưng Quan Công vẫn giữ được bình tĩnh và sự từ tốn của bản thân để minh oan.
Hồi trống có ý nghĩa thâu tóm toàn bộ linh hồn, mang lại không khí chiến trận cho đoạn trích. Đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ của ba anh em của Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi. Đoạn trích đã thể hiện được tính cương trực của Trương Phi và lòng trung nghĩa của Quan Công. Kết cấu của "Hồi trống Cổ Thành" như một vở kịch hoàn chỉnh và mang những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của tiểu thuyết chương hồi. Tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" không chỉ phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa lúc bấy giờ mà còn để lại những bài học về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín của Nho giáo, các cách ứng xử của bậc quân tử. Đây cũng là nguyên nhân khiến tác phẩm luôn có sức hấp dẫn đối với các thế hệ bạn đọc.
Mẫu 3
Đến cuối đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, hồi trống mới xuất hiện nhưng nó đã thực thi nhiệm vụ quan trọng: hóa giải mối nghi ngờ giữa hai anh em Quan Vũ - Trương Phi. Trở lại với diễn biến câu chuyện phía trước, có thể thấy đó là hồi trống ra quân và cũng là hồi trống thu quân, hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ. Cuộc hội ngộ của hai anh em không có rượu, chỉ có hồi trống trận. Nó cũng chính là một thành công trong nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của nhà văn La Quán Trung.
Có thể nói, chi tiết hồi trống Cổ Thành đã giải quyết mâu thuẫn một cách chóng vánh, đồng thời khắc sâu và làm nổi bật tấm lòng trung nghĩa của Quan Công, vẻ thẳng thắn mạnh mẽ của Trương Phi. Hồi trống cũng đem lại không khí chiến trận đặc trưng, mọi mâu thuẫn đều được giải quyết bằng đường gươm, mũi giáo trong không khí thúc giục, binh mã ngập trời. Chi tiết này cũng thể hiện thủ pháp phóng đại, cường điệu đặc trưng trong tiểu thuyết chương hồi. Có thể nói, qua đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”, vẻ đẹp trung nghĩa của Quan Công và vẻ thẳng thắn của Trương Phi được tái hiện một cách chân thực.
Tình anh em với quan niệm tín nghĩa, chân thành cùng lối ứng xử của người quân tử được gửi gắm qua tác phẩm là bài học không bao giờ cũ dành cho mỗi chúng ta.
Mẫu 4
Như vậy, đoạn trích "Hồi trống cổ thành" đã khắc họa thành công và chân thực hình ảnh của hai người anh hùng trong Tam Quốc chí, là Trương Phi và Quan Công. Tuy có những đối lập về tính cách, một người điềm tĩnh, một người nóng nảy, bộc trực nhưng cả hai đều có điểm chung đó chính là một lòng trung thành, coi trọng tình nghĩa huynh đệ, đều là những tướng lĩnh tài giỏi, dũng mãnh. Và hơn hết, cả hai người anh hùng này đều là đại diện cho chữ "dũng", là những nhân tố tạo nên sức mạnh cho Lưu Bị.
Với lối kể chuyện dân gian, đơn giản hóa tình tiết trong sự đa dạng của sự kiện, Tam quốc diễn nghĩa đã đạt đến chuẩn mực của nghệ thuật kể chuyện. Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết cổ điển tiêu biểu ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Thành công của tác phẩm không chỉ bởi giá trị lớn của tác phẩm về quân sự, lịch sử và về đạo đức mà còn bởi thế giới nhân vật được xây dựng rất thành công. Những nhân vật tiêu biểu của Tam quốc diễn nghĩa đã trở nên rất quen thuộc đối với văn hoá và người đọc phương Đông.
Mẫu 5
Không đi sâu khai thác tính cách bằng diễn biến tâm lí nhân vật như tiểu thuyết hiện đại mà xây dựng tính cách nhân vật bằng những hành động, cử chỉ có ý nghĩa khái quát, La Quán Trung vẫn xây dựng được một thế giới nhân vật đa dạng có khả năng bao quát và tái hiện sinh động một thời kì lịch sử dài gần một trăm năm với rất nhiều biến động. Qua đây tác giả đã gửi gắm những suy nghĩ và thể hiện cái nhìn của mình về xã hội Minh Thanh. Chỉ với một đoạn trích Hồi trống Cổ Thành nhưng hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã nổi lên vẻ đẹp sáng ngời về lòng nhân nghĩa, sự trung thực và chân thành của tình anh em, tôi chúa.
Là tiểu thuyết khai thác đề tài trận mạc nhưng Tam quốc đã để lại rất nhiều những câu chuyện giáo dục nghĩa tình, giáo dục lối sống, lối ứng xử theo tiêu chuẩn Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của người quân tử phương Đông.
Mẫu 6
Về phần nghệ thuật, Tam Quốc Diễn Nghĩa mang giá trị không chỉ về lịch sử mà còn về mảng quân sự. Cùng với đó là nghệ thuật kể chuyện vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn của tác giả khiến người đọc say mê từ chương này qua hồi khác, đặc biệt phải kể tới phần miêu tả các trận đánh cực kì sinh động. Cuốn tiểu thuyết với lượng nhân vật đồ sộ và mỗi nhân vật chính đều có nét cá tính riêng biệt, sinh động. Tác giả cũng đặt ra những mâu thuẫn gay gắt trong từng chương hồi, dùng chính mâu thuẫn để giải quyết từng mâu thuẫn.
Mẫu 7
Về phần nghệ thuật, La Quán Trung đã vô cùng xuất sắc khi xây dựng lên những hình tượng nhân vật điển hình, mang tính biểu tượng vô cùng lớn. Ông cũng không trực tiếp bộc lộ tính cách nhân vật mà xây dựng nó qua cử chỉ, lời nói, hành động của từng người. Nghệ thuật kể chuyện theo tiểu thuyết chương hồi được tác giả sử dụng triệt để, xây dựng tình huống truyện với những xung đột kịch tính, tạo nên sức hấp dẫn vô cùng lớn cho người đọc.
Mẫu 8
Đoạn trích Hồi trống Cổ thành đem lại cho người đọc chúng ta thật nhiều cảm xúc. Không chỉ là sự hồi hộp chờ đợi sự minh oan của Quan Công, những hành động của Trương Phi mà còn cho chúng ta những âm hưởng của tình nghĩa huynh đệ gắn kết. Tam Quốc Diễn Nghĩa nói chung và đoạn trích Hồi trống Cổ thành nói riêng quả thực là tác phẩm vô cùng xuất sắc, xứng đáng là một trong tứ đại danh tác nổi tiếng nhất của Trung Hoa.
Mẫu 9
Hồi trống có ý nghĩa thâu tóm toàn bộ linh hồn, mang lại không khí chiến trận cho đoạn trích. Đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ của ba anh em của Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi. Đoạn trích đã thể hiện được tính cương trực của Trương Phi và lòng trung nghĩa của Quan Công. Kết cấu của "Hồi trống Cổ Thành" như một vở kịch hoàn chỉnh và mang những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của tiểu thuyết chương hồi. Tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" không chỉ phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa lúc bấy giờ mà còn để lại những bài học về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín của Nho giáo, các cách ứng xử của bậc quân tử. Đây cũng là nguyên nhân khiến tác phẩm luôn có sức hấp dẫn đối với các thế hệ bạn đọc.
Mẫu 10
Chi tiết Hồi trống hóa giải mâu thuẫn của cả hai càng tô đậm vẻ đẹp của hai nhân vật. Khi nhìn thấy quân mã của Tào Tháo kéo đến, Quan Công đưa ra gợi ý chém tên tướng Sái Dương để tỏ lòng. Dường như tấm lòng trung nghĩa, trước sau như một ấy nhất quát với tính cách điềm đạm của Quan Công. Trương Phi đưa ra lời thách đố khi đánh ba hồi trống, Quan Công phải chém đầu tên tướng giặc. Trong khi Trương Phi đánh trống, Quan Công múa đao xô lại, hành động dứt khoát chém đầu Sái Dương. Có thể nói, chi tiết hồi trống Cổ Thành đã giải quyết mâu thuẫn một cách chóng vánh, đồng thời khắc sâu và làm nổi bật tấm lòng trung nghĩa của Quan Công, vẻ thẳng thắn mạnh mẽ của Trương Phi. Hồi trống cũng đem lại không khí chiến trận đặc trưng, mọi mâu thuẫn đều được giải quyết bằng đường gươm, mũi giáo trong không khí thúc giục, binh mã ngập trời. Chi tiết này cũng thể hiện thủ pháp phóng đại, cường điệu đặc trưng trong tiểu thuyết chương hồi.
Có thể nói, qua đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”, vẻ đẹp trung nghĩa của Quan Công và vẻ thẳng thắn của Trương Phi được tái hiện một cách chân thực. Tình anh em với quan niệm tín nghĩa, chân thành cùng lối ứng xử của người quân tử được gửi gắm qua tác phẩm là bài học không bao giờ cũ dành cho mỗi chúng ta.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |