LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, có nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa. ( Trích Việt Bắc, Tố Hữu) Cảm nhận của anh/ chị về những nỗi niềm băn khoăn trăn trở của người ở lại trong đoạn thơ trên. ...

Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng măng mai để già

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, có nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa.

( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)

Cảm nhận của anh/ chị về những nỗi niềm băn khoăn trăn trở của người ở lại trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét chất trữ tình chính trị của đoạn thơ.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
8
0
0

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có ý phụ)

  Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

 (Nếu cảm nhận đoạn thơ mà không làm rõ ý phụ phần nhận xét thì không tính điểm cấu trúc)

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

  Nững nỗi niềm băn khoăn trăn trở của người ở lại trong đoạn thơ Việt Bắc;nhận xét chất trữ tình chính trị của đoạn thơ.

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

3.1.Mở bài: 0.25

– Giới thiệu Tố Hữu và bài thơ “Việt Bắc”.

– Nêu vấn đề cần nghị luận

3.2.Thân bài: 3.50

a. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ: 0.25 đ

- Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, cảm hứng chung của tác phẩm;

- Vị trí, nội dung đoạn thơ.

b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: 2.5đ

- Về nội dung: (2.0đ): Mười hai câu hỏi - gợi những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng đã qua, gợi nhớ những kỉ niệm thời kháng chiến gian khổ nhưng thắm đượm nghĩa tình.

      * 4 dòng thơ đầu:

 + Nhớ cảnh thiên nhiên khắc nghiệt: Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù. Cảnh mưa trắng nguồn, lũ ngập đầy suối, mây mù bao phủ núi rừng...là sự khắc nghiệt của thời tiết, của thiên nhiên Việt Bắc. Mưa, lũ, mây còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những gian khổ, thử thách mà quân và dân ta phải trải qua những năm dài máu lửa.

+ Nhớ nơi chiến khu đầy khó khăn, gian khổ, nhưng sẵn lòng căm thù giặc sâu sắc: Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai. Mình về có nhớ “miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”: Tố Hữu đã lấy cái cụ thể là “miếng cơm chấm muối ” để nói lên cái trừu tượng, gian khổ thiếu thốn. “Mối thù nặng vai ” cũng là một hình ảnh cụ thể biểu cảm. Mối thù đối với quân xâm lược đè nặng đôi vai, luôn luôn nhắc nhở nuôi dưỡng ý chí chiến đấu để giải phóng đất nước, giành lại tự do, hòa bình cho nhân dân. * 4 dòng thơ giữa:

  + Những câu hỏi gợi cảm giác cô đơn lòng người ở lại  khi chia tay. Rừng núi là hình ảnh hoán dụ, chỉ người Việt Bắc. Ai là từ phiếm chỉ, đặt trong văn cảnh, ai là người cán bộ. Đây là câu hỏi tu từ.“Rừng núi, trám bùi, măng mai” được nhân hóa cùng với hình ảnh “trám rụng – măng già” không ai thu hái gợi nhiều bơ vơ, man mác buồn thương. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu vắng nhằm biểu đạt kín đáo, sâu sắc cái tình của Việt Bắc với cách mạng, với cán bộ về xuôi  làm cho nỗi nhớ như thắt vào lòng kẻ ở lại. Trám bùi, măng mai là nguồn lương thực vô tận của núi rừng Việt Bắc, từng làm thức ăn lót dạ thay ngô, sắn, cơm để nuôi bộ đội đánh giặc trong những năm kháng chiến gian khổ. Hương vị núi rừng ấy tượng trưng cho mối tình Việt Bắc sâu nặng, ân nghĩa.

+ Vẫn tiếp tục là những câu hỏi tu từ gợi nhớ, người Việt Bắc hỏi người cán bộ: khi về xuôi rồi thì có nhớ những nhà ở Việt Bắc trong cảnh hắt hiu lau xám nhưng lại đậm đà lòng son không? Hai câu thơ có hình ảnh tượng trưng và tương phản đặc sắc. Những nhà là tất cả các đồng bào dân tộc Việt Bắc. Hắt hiu lau xám là cảnh hoang vu, hoang vắng của núi rừng, biểu tượng cho sự nghèo đói, thiếu thốn vật chất. Tương phản với hắt hiu lau xám là đậm đà lòng son, một hình ảnh ẩn dụ rất đẹp ca ngợi tấm lòng son sắt, thuỷ chung.

* 4 dòng thơ cuối:

+ Câu hỏi thứ nhất, người Việt Bắc hỏi người cán bộ khi về xuôi rồi còn nhớ tới”núi non” ở Việt Bắc không? Có nhớ thời kháng Nhật, lúc Việt Minh còn hoạt động ở Việt Bắc hay không? Câu thơ có liệt kê hình ảnh và sự kiện để nhắc người cán bộ về xuôi rằng: Việt Bắc là  nơi có mặt trận Việt Minh lãnh đạo cuộc cách mạng đánh Pháp đuổi Nhật. Việt Bắc là căn cứ quan trọng của cách mạng giải phóng dân tộc thời kì trước 1945.

 + Câu hỏi thứ hai, người Việt Bắc hỏi người cán bộ “Mình đi, mình có nhớ mình” hay không, có nhớ cây đa Tân Trào, mái đình Hồng Thái hay không? Cách hỏi ở câu lục có thể hiểu từ “mình ” thứ nhất và thứ hai là chỉ người cán bộ về xuôi, từ “mình” thứ ba chỉ người Việt Bắc. Giữa người Việt Bắc và cán bộ như đã có sự gắn bó mật thiết, hòa nhập, tuy hai nhưng đã thành một. Trong câu hỏi, người Việt Bắc còn kể tên hai địa danh Tân Trào và Hồng Thái, hai địa danh gắn bó với hai sự kiện quan trọng trước Cách mạng tháng Tám để khẳng định: Việt Bắc chính là cái nôi của cách mạng, là cội nguồn cách mạng.

- Về nghệ thuật: ( 0.5)

+ Nỗi nhớ được thể hiện bằng những dòng thơ lục bát đậm chất dân gian, những cặp câu thơ lục bát có sự phối hợp thanh điệu hài hòa. Sáu dòng lục bát tạo thành một điệp khúc âm thanh: nó đan dày thành những cấu trúc thanh bằng – trắc – bằng tạo ra nhạc điệu ngân nga trầm bổng nhẹ nhàng, khoan thai.

+ Hầu hết các câu thơ ngắt theo nhịp 4/4 làm nên những tiểu đối cân xứng, hô ứng về câu trúc, nhạc điệu: Mưa nguồn suối lũ/ những mây cùng mù; Miếng cơm chấm muối/ mối thù nặng vai; Trám bùi để rụng/ măng mai để già… Có những cặp tiểu đối khắc ghi những sự kiện, có những cặp tiểu đối vế đầu nói về hiện thực gian khổ, vế còn lại khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Bắc son sắt thủy chung. Người đọc như gặp lại hồn xưa dân tộc trong những trang thơ lục bát của Tố Hữu.

+ Câu thơ: Mình đi mình lại nhớ mình: “nhớ mình” – tức là nhớ người ở lại nhưng cũng như là nhắc nhở chính mình hãy nhớ về quá khứ gian khổ nhưng thấm đẫm nghĩa tình.

 + Đại từ “mình ”: “mình ” và “ta ” hòa quyện, gắn bó.

 Ban đầu, chữ “mình ” được dùng với nghĩa để chỉ người ra đi (sáu câu đầu), còn hình ảnh người ở lại được biểu thị bằng những hình ảnh ẩn dụ: “mưa nguồn suối lũ”, “miếng cơm chấm muối”...

 Đến cuối đoạn thơ, cả hai đối tượng đã hòa chung với nhau vào một chữ “mình” thân thương, giản dị nhưng lại chứa đựng cả một tình cảm nồng nàn tha thiết: “mình đi mình có nhớ mình ”.

+ Hai chữ “đi - về”:

  Ý nghĩa cụ thể chỉ sự “đi - về ” cụ thể theo phương hướng ngược chiều;

  Nghĩa bóng mình sẽ có ngày trở về, người cán bộ kháng chiến hôm nay về xuôi, chắc chắn cũng sẽ có ngày trở lại với Việt Bắc và Việt Bắc lúc nào cũng một lòng một dạ chờ đón sự trở về của những người kháng chiến thân yêu cũ, những người được gọi là “mình đi ” trong cuộc chia tay hôm nay.

c. Nhận xét chất trữ tình chính trị của đoạn thơ. 0.75đ

- Biểu hiện: Đoạn thơ đậm chất trữ tình chính trị: hồn thơ Tố Hữu luôn hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn và niềm vui lớn với nhân dân Việt Bắc, cách mạng và kháng chiến. Chất chính trị được biểu hiện qua 15 năm gắn bó cùng nhau chiến đấu gian khổ hi sinh. Tác giả đã đưa ra những địa danh như “Tân trào” , “Hồng Thái”, khẳng định Việt Bắc là cái nôi của cách mạng. Chất trữ tình thể hiện ở những câu hỏi dồn dập của người ở lại với người đi, thực chất là gợi nhớ và nhắc nhở đừng quên tháng năm chiến khu Việt Bắc có thiên nhiên khắc nghiệt, có cuộc sống gian khổ mà vẫn sâu nặng nghĩa tình thuỷ chung cách mạng. Những vấn đề chính trị trong đoạn thơ đã được chuyển hoá thành vấn đề tình cảm, cảm xúc rất mực tự nhiên, chân thành với mọi người qua giọng thơ ngọt ngào, nhịp thơ như nhịp võng đưa trong hát ru êm ái, du dương, nhẹ nhàng, tha thiết; hình ảnh thơ đậm chất dân tộc, gắn bó với thiên nhiên và con người Việt Bắc.

- Ý nghĩa: Chất chất trữ tình chính trị của đoạn thơ đã làm nổi bật phong cách thơ độc đáo của Tố Hữu; thể hiện sâu sắc cảm hứng chủ đạo của cả bài thơ, đó là nỗi nhớ thương lưu luyến trong giờ phút chia tay, là nghĩa tình thắm thiết với Việt Bắc, quê hương cách mạng, với đất nước và nhân dân, với cuộc kháng chiến nay đã trở thành kỉ niệm khiến niềm vui trong hiện tại luôn gắn kết với nghĩa tình trong quá khứ và niềm tin ở tương lai.

3.3.Kết bài: 0.25

  - Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc;

  - Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn, tấm lòng thuỷ chung cách mạng.

4. Sáng tạo                                                   

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu                        

  Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư