a. Điểm giống nhau:- Có chung đường lối chiến lược: từ cách mạng tư sản dân quyền lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kì phát triển của chủ nghĩa tư bản.- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng (chống đế quốc, chống phong kiến) không thay đổi.- Đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.- Là các cuộc tổng diễn tập chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào đấu tranh sau này.b. Điểm khác nhau:- Kẻ thù trực tiếp:+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: thực dân Pháp, phong kiến tay sai, tư sản phản cách mạng+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939: lực lượng phản động thuộc địa và tay sai- Nhiệm vụ trực tiếp:+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc; Chống phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày.+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.- Phương pháp và hình thức đấu tranh:+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: Đấu tranh bí mật, bất hợp: bãi công, biểu tình, khởi nghĩa vũ trang cướp chính quyền,...+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939: Kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp; hình thức đấu tranh phong phú: mít tinh, biểu tình, đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí,...- Lực lượng tham gia:+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: đông đảo quần chúng nhân dân, chủ yếu là công nhân và nông dân; xây dựng khối liên minh công nông.+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939: đông đảo quần chúng nhân dân có mâu thuẫn với bọn phản động thuộc địa và tay sai; thành lập được mặt trận thống nhất (Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (1936). Đến năm 1938, đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương).- Quy mô:+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: diễn ra trên cả nước, tập trung chủ yếu ở nông thôn, khu công nghiệp của Pháp (ví dụ: khu công nghiệp Vinh – Bến Thủy…)+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939: diễn ra trên cả nước nhưng tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn như: Hà Nội, Sài Gòn – Chợ Lớn…