Trong phòng thí nghiệm, một bạn học sinh khi nhỏ từ từ dung dịch thuốc tím vào dung dịch Fe2+ trong môi trường acid đã quan sát thấy thuốc tím mất màu và dung dịch dần chuyển dần từ không màu sang màu vàng nhạt. Phản ứng được thực hiện ở điều kiện chuẩn.
a) Giải thích hiện tượng bạn học sinh quan sát được.
b) Viết các cặp oxi hóa – khử của hai nguyên tố Mn và Fe liên quan đến phản ứng trong quá trình trên và so sánh thế điện cực chuẩn của hai cặp oxi hóa – khử này.
c) Viết phương trình chuyển hóa giữa dạng oxi hóa và dạng khử của mỗi cặp oxi hóa – khử và phương trình hóa học khi phản ứng xảy ra.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
(a) Giải thích: Ion MnO4- có màu tím oxi hóa Fe2+ thành Fe3+ có màu vàng và nó bị khử thành ion Mn2+ (aq) không màu.
(b) Các cặp oxi hoá – khử: MnO4-/Mn2+; Fe3+/Fe2+;
Thế điện cực chuẩn của cặp Fe3+/Fe2+ nhỏ hơn thế điện cực chuẩn của cặp MnO4-/Mn2+.
(c)
Fe3+ (aq) + e → Fe2+ (aq)
MnO4- (aq) + 8H+ (aq) + 5e → Mn2+ (aq) + 4H2O (l)
5Fe2+ (aq) + MnO4- (aq) + 8H+ (aq) → Mn2+ (aq) + 5Fe3+ (aq) + 4H2O (l).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |