Cho các quá trình tạo phức chất bát diện sau:
Biết dung dịch [Fe(OH2)6]3+ màu vàng nâu, dung dịch [Fe(OH2)5(SCN)]2+ có màu đỏ, dung dịch [Fe(OH2)5F]2+ và các anion SCN-, F- đều không có màu.
Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?
(a) Quá trình (I) xảy ra khi hoà tan iron(III) chloride trong nước. Kết thúc quá trình này thu được dung dịch có chứa lượng lớn cation Fe3+ và phức chất aqua [Fe(OH2)6]3+.
(b) So với anion F-, anion SCN- dễ thay thế phối tử H2O trong [Fe(OH)6]3+ hơn.
(c) Khi cho từ từ dung dịch KSCN vào dung dịch ở quá trình (III) thì dung dịch này sẽ có màu.
(d) Trong các quá trình (I), (II) và (III), mỗi phân tử H2O hoặc anion SCN- hay anion F- đều sử dụng số cặp electron hoá trị riêng như nhau để cho vào orbital trống của cation Fe3+.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
(a) Sai. Không tồn tại Fe3+ vì (I) là quá trình 1 chiều.
(b) Sai. Phối tử F- dễ thế hơn phối tử SCN- vì KC phản ứng (III) lớn hơn (Trường phối tử của F- lớn hơn).
(c) Đúng. Phản ứng (III) thuận nghịch nên vẫn còn phức [Fe(OH2)6]3+(aq), sẽ xảy ra phản ứng (II) tạo phức chất màu đỏ.
(d) Đúng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |