Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Khẳng định trên là Sai. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 1 Điều 270 BLTTDS thì tại phiên toà phúc thẩm, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyên, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
Mặt khác, Tiểu mục 5.2 Mục 5 Phần III Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 4/8/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Tại phiên toà phúc thẩm nếu các đương sự thỏa thuận đối với với nhau về việc giải quyết vụ án thì thoả thuận này phải được ghi vào biên bản phiên toà. Nếu xét thấy thoả thuận của các đương sự là tự nguyện không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội, thì hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận của các đương sự.”
Như vậy, tại phiên toà phúc thẩm, khi nguyên đơn và bị đơn tự nguyện thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, nhưng thoả thuận đó là trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử không công nhận sự thoả thuận của đương sự. Nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng công nhận sự thoả thuận của đương sự.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |