Chọn phân tích một trong các yếu tố hoặc phương diện của tác phẩm thể hiện rõ bút pháp trào lộng của tác giả.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Sắc thái trào lộng được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau của tác phẩm. Ví dụ:
– Nhan đề: hạ bệ một sự kiện chính trị thành “những trò lố” kệch cỡm, nực cười.
– Tình huống: tưởng tượng về cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật đứng đầu hai lực lượng thù địch.
– Việc xây dựng nhân vật: dựng một chân dung kí hoạ về quan Toàn quyền Đông Dương.
– Ngôn ngữ: châm biếm, giễu nhại.
Hãy chọn phân tích kĩ một trong các phương diện nêu trên. Gợi ý phân tích phương diện ngôn ngữ:
– Nhại: “sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu”.
– Ngôn ngữ miêu tả mang sắc thái châm biếm: “hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương”; “đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm, những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên”.
– Nói mỉa: “ông Va-ren đã nửa chính thức hứa”.
– Trùng điệp: “vẫn bị giam trong tù”, “vẫn nằm tù”.
– Nghịch ngữ: “Ông hứa thế; giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi...”
– Chơi chữ: “Những vị ấy, ngày nay lừng danh cả, đều đã lần lượt đốt cháy những cái mà mình tôn thờ và đang tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |