Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Cần xác định cái riêng, cái độc đáo của mỗi tác giả trong việc sử dụng, cải biến, đồng hoá chất liệu dân gian và hiệu quả tư tưởng, thẩm mĩ của sự sáng tạo đó. Đây là một phương diện thể hiện cá tính và bản lĩnh nghệ thuật của tác giả. Từ đó có thể nói đến những bài học cụ thể trong tiếp thu và vận dụng kinh nghiệm nghệ thuật dân gian vào việc sáng tạo nền văn học mới.
Hiệu quả nghệ thuật của việc học tập, sử dụng văn học dân gian không phải được xác định bởi phân lượng, bởi tỉ lệ phần trăm của chất liệu dân gian có mặt trong tác phẩm văn học viết, mà trước hết phụ thuộc vào quan điểm tư tưởng, thẩm mĩ của tác giả, phụ thuộc vào tài năng và trình độ nghề nghiệp của anh ta.
Có khi việc sử dụng kinh nghiệm nghệ thuật phong phú của văn học dân gian có thể tạo ra những giá trị thẩm mĩ mới, những tác phẩm bậc thầy. Nhưng có trường hợp cũng bằng những vốn liếng vay mượn ấy, bằng những thủ đoạn và phương pháp ấy lại chỉ tạo ra sự tầm thường, vô vị.
Tất cả cái đó chỉ có thể được làm sáng tỏ trong quá trình phân tích những trường hợp cụ thể với những tác phẩm cụ thể.
Việc nghiên cứu ảnh hưởng ngược lại của văn học viết đối với văn học dân gian thường chỉ được đặt ra đối với những tác phẩm ưu tú của các nhà văn lớn, có nội dung và nghệ thuật gần gũi và dễ hiểu đối với nhân dân. Thường đó cũng là những tác phẩm chịu ảnh hưởng tốt đẹp và sâu sắc của văn học dân gian. Trong lịch sử văn học Việt Nam, “Truyện Kiều”, “Lục Vân Tiên” là những trường hợp như thế. Những tác phẩm này đã cung cấp cho văn học dân gian, văn nghệ dân gian chất liệu và kinh nghiệm nghệ thuật, tích truyện, một số hình ảnh, hình tượng nghệ thuật, tính cách nhân vật, những cách nói, lời nói tiêu biểu. Nhiều đề tài và nguồn cảm hứng của các nghệ nhân dân gian được khởi phát từ các tác phẩm bậc thầy ấy và rồi trong môi trường văn nghệ dân gian, các tác phẩm ấy lại tiếp tục đời sống sinh động của chúng và có những biến dạng thẩm mĩ mới. Nghiên cứu những biến dạng này, một lần nữa chúng ta lại có thể thấy sự chi phối của những quan điểm, thị hiếu thẩm mĩ, phong cách nghệ thuật và thi pháp dân gian đối với tác phẩm văn học viết trong khâu lưu truyền, trong giai đoạn hậu sáng tác của tác phẩm.
Bên cạnh “Truyện Kiều” và “Lục Vân Tiên”, nhiều truyện Nôm bình dân cũng đã có ảnh hưởng khá sâu rộng trong văn học dân gian. Nghiên cứu quá trình hình thành cốt truyện truyện Nôm bình dân từ các cốt truyện dân gian cũng như tìm hiểu cuộc sống thứ hai của các tác phẩm này trong môi trường sinh hoạt văn nghệ dân gian, chúng ta có thể hình dung được một cách khá cụ thể ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết.
(Lê Kinh Khiên, Một số vấn đề lí thuyết chung về mối quan hệ văn học dân gian – văn học viết, in trong Những trang văn ở lại, tập một, NXB Đại học Vinh, 2018, tr. 153 – 154)
Theo tác giả, điều gì quyết định hiệu quả của việc học tập, sử dụng văn học dân gian trong sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ? Vì sao?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Theo nội dung được thể hiện trong văn bản, yếu tố quyết định hiệu quả của việc học tập, sử dụng văn học dân gian là “quan điểm tư tưởng, thẩm mĩ của tác giả, cùng với “tài năng và trình độ nghề nghiệp” của chính tác giả đó. Sở dĩ như vậy là bởi, sản phẩm mà nhà văn, nhà thơ sáng tạo ra phải mang tính chất riêng biệt, độc đáo, thể hiện tài năng và tâm huyết, in đậm dấu ấn tư tưởng riêng. Chính điều này quyết định mọi khía cạnh của sáng tạo, trong đó có việc học tập, sử dụng văn học dân gian.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |