Đọc thông tin
Điểm mới trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị
... Đại hội XIII của Đảng đặt ra yêu cầu đầu tiên là cần tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Hệ thống chính trị là thống nhất trong một chỉnh thể vì mục tiêu chung với vai trò Đảng Cộng sản là hạt nhân quan trọng, vừa là thành viên vừa là lãnh đạo hệ thống chính trị, Nhà nước và xã hội. Trong hệ thống chính trị Nhà nước, chính quyền, các tổ chức đoàn thể nhân dân, xã hội đều có tổ chức Đảng từ tổ Đảng, cấp uỷ, chi bộ.... Sự lãnh đạo của Đảng còn thể hiện đặc biệt ở công tác cán bộ, thông qua việc Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú của mình ứng cử vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước và cả hệ thống chính trị.
Muốn tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị cân phải đối mới đồng bộ, Đảng phải thực thi vai trò lãnh đạo toàn diện, đặc biệt ở việc tổ chức thực thi đường lối. Đây có thể nói là khâu quyết định. Hệ thống chính trị cần được lãnh đạo toàn diện cả về mặt thể chế, tổ chức, phương thức hoạt động và kiểm soát quyền lực.
Mối quan hệ giữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải gắn liền với xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh còn thể hiện ở chỗ Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính vì dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể chính trị – xã hội phát huy mạnh mẽ vai trò chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc giám sát và thực thi đường lối, chủ trương của Đảng trong cuộc sống. Các thành viên thực hiện tốt được điều đó sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, góp phần vào việc văn hành tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Nhân dân làm chủ”.
Đảng thực hiện được vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của mình thông qua Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, do vậy xây dựng Nhà nước vững mạnh, liêm chính, hiệu lực, hiệu quả, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhà nước chính là nơi thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, tổ chức thực hiện các quyết sách lãnh đạo của Đảng thành chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch cụ thể, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước. Cũng như vậy, Đảng và Nhà nước chỉ vững mạnh, hoàn thành được nhiệm vụ của mình khi và chỉ khi có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội phát huy hết vai trò, trách nhiệm, thực hiện giám sát thực thi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên chấp hành luật pháp, chính sách; đồng thời chăm lo, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và xây dựng cuộc sống mới; tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội....
a) Cấu trúc và đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào trong thông tin?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Cấu trúc và đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện:
- Đảng phải thực thi vai trò lãnh đạo toàn diện, đặc biệt ở việc tổ chức thực thi đường lối.
- Mối quan hệ giữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải gắn liền với xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
- Đảng thực hiện được vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của mình thông qua Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |