Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên tác (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trả lời
- Bản dịch của Nguyễn Công Trứ
+ Câu đầu tiên, tác giả chưa dịch sát nghĩa từ “điêu thương”- đây là tính từ nhưng lại đóng vai trò làm động từ trong câu thơ. Cần phải diễn đạt được sắc thái tàn phá khắc nghiệt của sương đối với rừng phong.
+ Câu 3: Chữ “thẳm” diễn đạt chưa trọn vẹn nghĩa, nó khiến âm hưởng bài thơ bị kéo xuống
+ Câu 5, khi dịch “Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ”, tác giả làm mất từ “lưỡng khai” quan trọng, từ này có ý nghĩa nhấn mạnh vào sự lặp lại
+ Câu 6: “con thuyền buộc chặt mối tình nhà”, tác giả không truyền tải được hết sự trống trải, cô đơn của kẻ li hương trong chữ “cô” phần phiên âm.
- Bản dịch của Khương Hữu Dụng
+Câu 2: “Vu sơn, Vu giáp khí thu dày”, tác giả dịch chưa sát với “khí tiêu sâm” – khí thu hiu hắt, gợi ra một không gian ảm đạm, trầm buồn
+ Câu 4: “Đầu ải mây sà mặt đất bay”, tác giả dịch chưa làm nổi bật được cái âm u nơi mặt đất
+ Câu 6: “Lòng quê buộc một chiếc thuyền đây”, tác giả dịch mất chữ “cố”, không nổi bật được nỗi nhớ quê xưa
+ câu 8: “Bạch Đế thành hôm rộn tiếng chày”, tác giả dịch mất khoảng thời gian buổi chiều, gợi khoảnh khắc lao động lúc ngày tàn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |