Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài ếch ngồi đáy giếng

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.474
6
4
Tôi yêu Việt Nam
01/08/2017 02:53:06
Soạn bài ếch ngồi đáy giếng
(Truyện ngụ ngôn)
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Ếch tưởng bầu trời trên chỉ bé bằng cái vung bởi nó sống lâu ngày trong giếng, nhìn lên chỉ thấy một không gian bầu trời nhỏ và tròn bằng khuôn giếng.
Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể tiếng kêu của nó làm vang động giếng, khiến nhái, cua, ốc bé nhỏ hoảng sợ.
Câu 2. Ếch bị trâu giẫm bẹp vì :
- Nó đã ra ngoài giếng.
- Tưởng mình như xưa nên đi lại ngheeng ngang, nhãng nháo nhìn trời chẳng thèm chú ý xung quanh.
Câu 3. Bài học cho những kẻ kiến thức nông cạn thường huênh hoang và bị chuốc họa vào thân.
Ý nghĩa : phải cố gắng mở rộng hiểu biết, phải khiêm tốn học hỏi.
II. Luyện tập
Câu 1.
Câu 1 : Ếch cứ tưởng … chúa tể.
Câu 2 : Nó nhâng ngáo … giẫm bẹp.
Câu 2. Một số hiện tượng trong cuộc sống.
Ví dụ : Chú Dế Mèn trêu chọc chị Cóc để Dế Choắt phải chết oan.
(SGK lớp 6, tập hai)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
5
CenaZero♡
05/08/2017 01:24:17
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
(Truyện ngụ ngôn)
I. VỀ THỂ LOẠI 1. Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần;
Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
2. Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng(1).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Khi nhìn qua miệng giếng hẹp, bầu trời đối với ếch chẳng khác gì một chiếc vung.
Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể.
2. Ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp vì nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu giẫm bẹp chỉ là chuyện tình cờ nhưng nếu ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Ngược lại, ếch không biết thân biết phận như vậy thì nếu không bị trâu giẫm, nó cũng sẽ gặp phải một tai hoạ khác.
3. Những bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:
- Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.
- Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.
- Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.
- Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.
- Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt:
Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
2. Lời kể:
Khi kể, cần chú ý đặc biệt đến hai câu văn quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện:
- Câu thứ nhất nói lên hoàn cảnh sống khiến ếch chủ quan, kiêu ngạo: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể;
- Câu thứ hai là hậu quả của thói chủ quan, kiêu ngạo đó: Nó nhâng nháo đưa cặp mặt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Có thể kể bằng giọng châm biếm, chế giễu cho phù hợp với giọng điệu của truyện.
Nhấn giọng ở các chi tiết có tính then chốt: "chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ", "đưa ếch ta ra ngoài", "nghênh ngang", "ồm ộp", "nhâng nháo", "giẫm bẹp".
3*. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.
Gợi ý: có thể nêu các hiện tuợng sau.
- Một học sinh học rất giỏi ở trường này và tự mãn nhưng khi đi thi cùng các bạn trường khác thì lại bị thất bại.
- Một người tự cho là mình giỏi, đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực mà mình chưa từng biết, kết cục bị phá sản.
- Nhiều người tuy không hiểu biết nhưng lại huênh hoang, tự cho là mình có thể làm được tất cả. Song đến khi phải làm việc để chứng tỏ mình thì lại lúng túng hoặc tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm.

(1) Tác giả Trần Gia Linh cho rằng:
"Truyện ngụ ngôn (còn gọi là truyên ngụ ý). Loại truyện chứa đựng những quan niệm về triết lí, đạo đức, những bài học đấu tranh giai cấp hay những kinh nghiệm sống đã được tổng kết trong những sự tích hoàn toàn tưởng tượng. Các nhà tư tưởng trên thế giới từ lâu đã sáng tác ngụ ngôn để diễn đạt các quan niệm, các tư tưởng. Các nhà sáng tác ngụ ngôn nổi tiếng như Ê-dốp (Hi Lạp cổ đại), Phe-đrơ (La Mã cổ đại), Trang Tử, Liệt Tử (Trung Hoa cổ đại, La Phông-ten (Pháp, thế kỉ XVII), Crư-lốp (Nga, thế kỉ XIX), v.v... Ở Việt Nam, truyện ngụ ngôn tiêu biểu là của dân gian. Là những ẩn dụ có tính chất truyện, phần cốt truyện tưởng tượng ra chỉ là phương tiện, phần ý niệm rút ra từ cốt truyện đó mới là mục đích. Không nhất thiết sử dụng các yếu tố thần kì, nếu có cũng chỉ là nhằm giúp ta có thể diễn đạt một cách sinh động những khái niệm khô khan. Cùng với tục ngữ, truyện ngụ ngôn Việt Nam là pho tượng triết lí dân gian độc đáo" (Từ diển văn học, tập II, NXB Khoa học xã hội, H., 1984).
0
5
Bi Binh
14/10/2017 09:23:38

Thể loại

Truyện ngụ ngôn: là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần; Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

Tóm tắt

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Khi nhìn lên, chỉ thấy không gian bầu trời nhỏ và tròn bằng khuôn giếng.

Ếch nghĩ nó là một vị chúa tể, vì các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ.

Câu 2:

Ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp vì đã ra khỏi giếng, nhưng nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh.

Câu 3: Những bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:

  • Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.

  • Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.

  • Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.

  • Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, khiêm tốn học hỏi.

0
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:05

Soạn bài: Ếch ngồi đáy giếng

Bố cục:

   - Đoạn 1 (từ đầu ... như một vị chúa tể): ếch khi ở trong giếng.

   - Đoạn 2 (còn lại): ếch ra ngoài giếng.

Tóm tắt:

Một con ếch sống trong giếng lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Khi mưa to, nước dềnh đưa ếch ra ngoài. Quen thói huênh hoang, ếch bị một con trâu giẫm bẹp.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Ếch tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái vung và nó oai như chúa tể vì nó sống ở đáy giếng lâu ngày, nhìn bên ngoài bằng cái miệng giếng bé nhỏ. Khi kêu, giếng nhỏ vang âm, các con vật bé nhỏ xung quanh sợ hãi.

Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Con ếch bị trâu giẫm bẹp vì quá huênh hoang, kiêu ngạo, kém hiểu biết, không biết thế giới xung quanh rộng lớn.

Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Bài học:

   - Môi trường nhỏ bé, hạn hẹp sẽ hạn chế tầm hiểu biết.

   - Khi sống lâu ở môi trường ấy, không mở rộng thì hiểu biết trở nên nông cạn.

   - Sự kiêu ngạo, chủ quan sẽ phải trả giá.

   - Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, tầm nhìn. Khi thay đổi môi trường sống cần thận trọng, khiêm tốn để thích nghi.

   → Ý nghĩa: Phê phán kẻ kiêu ngạo, huênh hoang. Khuyên bảo, nhắc nhở con người luôn cần mở rộng hiểu biết với thế giới.

Luyện tập

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Hai câu quan trọng nhất thể hiện nội dung, ý nghĩa:

   - Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu ... vị chúa tể.

   - Nó nhâng nháo đưa cặp mắt ... con trâu đi qua giẫm bẹp.

Câu 2* (trang 101 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Một số hiện tượng cuộc sống với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”:

   - Người không biết cập nhật thông tin, ít hiểu biết bị chê cười.

   - Học sinh giỏi của lớp, khi đi thi toàn trường lại luôn nghĩ mình giỏi hơn người khác, do vậy mà kết quả thi thua bạn bè khác.

0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:06

Soạn bài: Ếch ngồi đáy giếng

Thể loại

Truyện ngụ ngôn: là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần; Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

Tóm tắt

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Khi nhìn lên, chỉ thấy không gian bầu trời nhỏ và tròn bằng khuôn giếng.

Ếch nghĩ nó là một vị chúa tể, vì các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ.

Câu 2:

Ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp vì đã ra khỏi giếng, nhưng nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh.

Câu 3: Những bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:

0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
07/04/2018 11:13:08

Soạn bài: Ếch ngồi đáy giếng

Thể loại

Truyện ngụ ngôn: là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần; Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

Tóm tắt

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Khi nhìn lên, chỉ thấy không gian bầu trời nhỏ và tròn bằng khuôn giếng.

Ếch nghĩ nó là một vị chúa tể, vì các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ.

Câu 2:

Ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp vì đã ra khỏi giếng, nhưng nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh.

Câu 3: Những bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×