Phân tích những “giá trị nổi bật toàn cầu” của các di sản thiên nhiên đã được UNESCO ghi danh.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Phân tích “Giá trị nổi bật toàn cầu” của các di sản thiên nhiên ở Việt Nam đã được UNESCO ghi danh:
* Cao nguyên đá Đồng Văn: được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu (2014)
- Cao nguyên đá Đồng Văn là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 - 1.200m so với mực nước biển, có nhiều đỉnh núi cao hơn 1.500m. Hơn 90% diện tích của cao nguyên là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst, với những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp. Toàn bộ diện tích bề mặt của cao nguyên còn đang trong thời kỳ phong hóa, phong cảnh kỳ vĩ với những “thạch thụ” hợp thành “rừng đá”.
- Cao nguyên đá Đồng Văn có nhiều giá trị di sản, đặc biệt là các di sản địa chất, trong đó có nhiều di sản địa chất tầm cỡ quốc tế. Các nhà khoa học đã xác định được khoảng 150 điểm di sản địa chất nhưng có lẽ khu vực này xứng đáng được gọi là “Vương quốc của địa hình chóp núi đá vôi”, hoặc dạng tam giác cân như ở Quản Bạ, Mèo Vạc hoặc dạng “mái nhà lệch”, “sách đá” đặc sắc như ở Lũng Cú, Lũng Táo, Vần Chải của huyện Đồng Văn…
- Cao nguyên đá Đồng Văn vốn bị nhiều đứt gãy chia cắt, cùng với tác động hòa tan, rửa lũa của nước về sau mà tạo nên nhiều hẻm vực, như Tu Sản trên sông Nho Quế sâu đến 700 - 800m, sông Miện ở Quản Bạ, Khe Lía ở Đồng Văn, hẻm vực Mậu Duệ ở Yên Minh… Ngoài hẻm vực Cao nguyên đá cũng có rất nhiều biểu hiện đứt gãy khác, như vách đứt gãy Lao Và Chải nổi tiếng ở Yên Minh, đá vôi bị cà nát thành bột ở Quản Bạ, các nếp uốn, nếp oằn ở Cán Tỷ… do đó, nơi đây còn được mệnh danh là “xứ sở của những hẻm vực”.
- Trên Cao nguyên đá cũng dễ dàng tìm thấy vô số di chỉ hóa thạch cổ sinh, như hóa thạch Bọ Ba thùy ở Lũng Cú (Đồng Văn) cách ngày nay trên 500 triệu năm; hóa thạch Tay cuộn ở Ma Lé (Đồng Văn) cách ngày nay khoảng 400 triệu năm; hoặc các hóa thạch khác như Trùng thoi, Huệ biển, San hô…cách ngày nay khoảng 350 – 250 triệu năm… Chưa kể nhiều di sản địa chất đặc sắc khác chỉ mới hình thành từ khoảng 5 triệu năm trở lại đây, như Núi Đôi Cô Tiên, động Lùng Khúy, hang Khố Mỷ ở Quản Bạ…
=> Có thể nói Cao nguyên đá Đồng Văn tái hiện một cách vô cùng đa dạng, sinh động và liên tục suốt khoảng hơn 500 triệu năm lịch sử tiến hóa địa chất và sự sống của Trái đất ở đây, và vì thế mà khu vực này được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
* Vịnh Hạ Long:
- Năm 1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng về thẩm mĩ.
+ Vịnh Hạ Long là 1 trong 10 Vịnh biển đẹp nhất thế giới.
+ Nơi đây là một tạo hình kỳ lạ của tạo hoá, là sự hài hoà, uyển chuyển giữa bố cục và màu sắc, giữa hình khối và không gian... được biểu hiện bởi hàng ngàn hòn đảo trên mặt biển xanh với những hình thù khác nhau, khơi gợi trí tưởng tượng vô hạn của con người.
- Năm 2000, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với giá trị địa chất, địa mạo
+ Vịnh Hạ Long có số lượng đảo lớn nhất cả nước, chiếm gần 2/3 tổng số lượng đảo toàn Việt Nam.
+ Lịch sử địa chất lâu dài của Vịnh Hạ Long được biết đến ít nhất trên 500 triệu năm bao gồm nhiều hệ tầng trầm tích có nguồn gốc lục địa và cacbonat. Đó là những trang sử đá ghi lại những biến cố vĩ đại của các quá trình địa chất khu vực, được thể hiện qua các đặc điểm màu sắc, thành phần vật chất, sự sắp xếp, cấu tạo các lớp đá, các di tích hoá thạch còn được bảo tồn cho đến ngày nay.
+ Vịnh Hạ Long là một điển hình về biển gắn với cảnh quan các- xtơ với tháp các-xtơ đá vôi rộng lớn và phát triển tốt nhất thế giới.
* Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng: được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003 (với tiêu chí địa chất – địa mạo) và năm 2015 (với tiêu chí: hệ sinh thái và đa dạng sinh học).
- Về địa chất – địa mạo: vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có lịch sử hơn 400 triệu năm trước. Phần lớn diện tích là đá vôi và liên kết với khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Hin Nam-no của Lào.
- Về hệ sinh thái và đa dạng sinh học:
+ Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có có 15 kiểu sinh cảnh rộng lớn với 10 kiểu thảm thực vật quan trọng. Rừng kín thường xanh che phủ 93,57% diện tích, trong đó, 83,74% diện tích VQG là hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi điển hình hiếm có còn sót lại và hầu hết chưa bị tác động.
+ Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có hệ sinh thái động, thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, đặc biệt có những loài quý hiếm, giá trị vượt bậc. Dưới tán rừng xanh đại ngàn của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ghi nhận sự có mặt của 1.394 loài động vật (thuộc 835 giống) và 2.952 loài thực vật (thuộc 1006 chi).
* Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ:
- Rừng ngập mặn Cần Giờ được UNSECO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới
- Rừng ngập mặn Cần Giờ có giá trị nổi bật về hệ sinh thái và đa dạng sinh học: Theo kết quả tổng hợp của Viện Sinh thái học miền Nam, hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ ghi nhận 296 loài, nhóm thực vật ngập mặn; là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật quý hiếm thuộc Danh mục Sách đỏ Việt Nam.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |