Em hãy thực hiện các bài tập sau:
a. Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 06 - 6 - 2022, các thí sinh người dân tộc thiểu số, con thương binh, con liệt sĩ khi xét tuyển Đại học sẽ được cộng hai điểm.
Quy định điểm ưu tiên trong thông tin trên có vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong học tập không? Vì sao?
b. Anh T là giám đốc doanh nghiệp tư nhân có nhiều đóng góp cho địa phương X. Một lần, do trễ giờ làm, anh đã vượt đèn đỏ, lấn vạch khi tham gia giao thông. Hành vi của anh T đã bị cảnh sát giao thông lập biên bản và xử phạt hành chính. Anh T đề nghị bỏ qua vì cho rằng mình có vị trí trong xã hội và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của địa phương. Cảnh sát giao thông không đồng ý và yêu cầu anh T phối hợp thực hiện.
- Theo em, lời đề nghị của anh T trong trường hợp trên có phù hợp không? Vì sao?
- Cảnh sát giao thông không đồng ý với đề nghị của anh T có đảm bảo quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí không? Vì sao?
c. Chị B là thư kí giám đốc của Công ty Y. Do phải thường xuyên đi công tác, chị B ít có thời gian chăm sóc gia đình. Sau khi chị kết hôn với anh T được một năm, anh T yêu cầu chị phải nghỉ việc. Anh chia sẻ, phụ nữ phải có trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Kiếm tiền là công việc của đàn ông. Chị B không đồng ý. Anh T tuyên bố, trong gia đình, người chồng là chủ, mọi việc vợ phải nghe và làm theo lời chồng.
Việc anh T yêu cầu chị B nghỉ việc có vi phạm quyền bình đẳng của công dân không? Vì sao?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Lời giải:
- Bài tập a. Quy định điểm ưu tiên không vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong học tập vì đây là quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tạo công bằng cho các thí sinh vùng miền/ thí sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng có tinh thần hiếu học. Chính sách cộng điểm ưu tiên đã mở ra cơ hội trúng tuyển đại học cho nhiều HS để được học tập, phát triển bản thân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước
- Bài tập b.
+ Lời đề nghị của anh T không phù hợp vì vi phạm về quyền công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. Cho dù ở vị trí nào, làm nghề gì, khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí, hành chính, dân sự, hình sự, kỷ luật về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau thì phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.
+ Cảnh sát giao thông không đồng ý với đề nghị của anh T là đảm bảo quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí vì Cảnh sát giao thông được Nhà nước trao quyền thực hiện đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công bằng cho xã hội.
- Bài tập c. Anh T yêu cầu chị B nghỉ việc vi phạm quyền bình đẳng của công dân vì theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “vợ, chồng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |