Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kết thúc truyện ngắn ''Cố hương'' Lỗ Tấn có viết: ''Cũng giống như con đường trên mặt đất; kì thực làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi." Con đường đi đến thành công trong học tập có giống con đường ''trên mặt đất'' không?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.242
1
0
Trần Thị Huyền Trang
30/04/2019 09:28:28
Đó chính là tâm trạng của một con người sau bao nhiêu năm xa quê, từng hình ảnh, từng kĩ niệm của tuổi thơ có lẽ sẽ không bao giờ quên được. Và cũng cái tâm trạng ấy, con người ấy còn đi vào các tác phẩm văn học. Một trong những tác phẩm văn học có để lại dấu ấn sâu sắc trong tôi là Cố Hương của Lỗ Tấn. Và trong truyện, có lẽ hình ảnh ‘con đường’ được tác giả nhắc đến để lại cho người đọc nhiều cảm xúc nhất, nổi bâng khuâng, suy nghĩ chất chứa trong lòng.

Truyện ngắn kể về một chuyến đi về quê cũ của nhân vật “Tôi” sau hơn 20 năm xa cách với không gian và thời gian vô cùng đặc sắc. Có thể đây là lần cuối cùng anh về thăm lại quê. Lần này, nhân vật tôi trở về để đưa gia đình đi nơi khác định cư. Trên con thuyền trong một chiều hoàng hôn, nền trời vàng như lớp mỡ gà. Con đường về quê lần này đã không như mong đợi, những làng xóm thưa thớt, tiêu điều cùng với cái không gian trông im lặng và hoang vu khiến tâm trạng của “tôi” lại càng buồn hơn. Về đến nhà gặp mẹ, gặp lại những người đã từng là một phần tuổi thơ của “tôi”. Được mẹ kể về “Nhuận Thồ” người bạn cùng lứa. Trước kia Nhuận Thồ là một đứa trẻ mụ mẫm, lanh lợi, nhưng giờ đây gặp lại, hắn là một người ốm yếu với làn da đen sạm, nhà thì đông con. “Tôi” thấy thật buồn cho cậu ấy. Còn thím Hải Dương trước kia được mệnh danh là nàng Tây Thi đậu phụ, hàng đậu bán đắt vô cùng nhờ có chị ta. Chị ấy bảo “lúc cậu còn nhỏ tôi bế cậu hoài mà cậu không nhớ tôi à?” Có lẽ là vì thím ấy thay đổi quá nhiều, những kí ức đẹp đẽ kia đã bị lấn át ra ngoài hết. Trước kia thùy mị nết na là thế còn bây giờ ngược lại hoàn toàn: chanh chua, đanh đá, thô lỗ, gian xảo,…cứ thấy nhà tôi thấy có cái gì lạ là tìm cách xin cho bằng được.

Xã hội phong kiến đã đẩy những người nông dân nghèo khổ vào bước đường cùng. Họ là những con người đáng thương, bị xã hội đẩy xuống đáy, tận cùng, nhưng họ không đủ cam đảm để tìm cho mình một con đường mới để giải thoát, để thay đổi số phận. Giờ đây, “Tôi” phải đưa gia đình của “tôi” đi nơi khác, để cho cháu Hoàng và Thủy Sinh không sống một cuộc sống như “tôi” từng sống ở đây. Cũng trên con thuyền, dòng song và hoàng hồn đã mở đầu cho một hành trình mới, để bắt đầu cho một cuộc sống mới, tốt đẹp hơn. Cháu Hoàng và Thủy Sinh có hỏi về vấn đề quay lại nơi này nhưng không hiểu sao “tôi” không còn một chút lưu luyến gì, muốn rời đi và sẽ không trở lại. Quê hương “tôi” sinh ra, những con người ở đây ai cũng thay đổi, mọi thứ thay đổi theo một chiều hướng tiêu cực. “Tôi” lại suy nghĩ “Kỳ thực trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường đó thôi”. Có lẽ mong muốn một xã hội phát triển, phải có một người đứng lên, mở đường trước , đi trước mới có thể thay đổi được. Con đường của cách mạng, con đường lí tưởng, con đường của những con đường yêu nước. Nếu là dân tộc Việt Nam khi đọc tác phẩm “Cố Hương” lại càng rút ra được nhiều bài học. Bác Hồ đã mở đường lối mới cho dân tộc, đem tư tưởng Mac-Lê nin đến mọi thế hệ, vậy bây giờ con người Việt phải làm gì? Để tiếp nối với những gì Bác đã làm. Có lẽ từ giờ bản thân phải xác định được con đường riêng cho mình và cố gắng theo mục tiêu ấy. Và con đường mà tác giả nhắc tới cuối bài còn là con đường của niềm tin, hi vọng, không chỉ một người làm nên mà là cả một dân tộc, một thế hệ góp sức cùng xây dựng.

Tất cả mọi thứ đến như xuất phát từ sâu thẫm đáy lòng yêu quê hương của anh. Hình ảnh làng quê trẻ thơ sẽ chẳng bao giờ phai nhạt. Một con người luôn mong ước người khác được ấm no- hạnh phúc. Có những con đường xa, đường gần, con đường khổ đau, con đường trắc trở nhưng ta cứ dũng cảm đi thì mọi con đường đều trở nên tốt đẹp và hạnh phúc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
30/04/2019 10:52:25

Nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”
Nhà thơ Robert Frost viết: “Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”
Bạn sẽ chọn lối đi đã được người ta đi mãi mà thành đường, hay lối đi không có dấu chân người?
Mức độ của hạnh phúc được đo lường bằng tình thương. Thành công ở tương lai do biết chọn con đường hôm nay. Đường đi vào cuộc sống lại có nhiều lối để chọn. Có những đường chỉ cần bước theo dấu chân trước mà đi, cũng có những lối phải khám phá bằng chính năng lực của bản thân. Đó có thể là con đường kinh tế, đường công danh, sự nghiệp, đường học hành, đường hạnh phúc…. Hơn nữa, quan niệm về con đường của mỗi người người lại khác nhau. Chung quy lại tất cả mọi người ai cũng muốn có cuộc sống hạnh phúc. Như nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” cong nhà thơ Robert Frost lại viết: “Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”.

Giả thuyết hiện hữu về trời đất của các nhà khoa học cho rằng: sự hình thành của vũ trụ khởi đầu bằng vụ nổ big bang. Trải qua hàng tỉ tháng trật tự trong trời đất mới được tào nên, thời gian phải trôi vào quên lãng hàng triệu năm thì trái đất mới hình thành. Điều này cũng đồng nghĩa lúc mới hình thành nên quả đất thì “chưa có những con đường”, mặt đất đang ở trong tình trạng hỗn độn. Chỉ khi vạn vật được hiện hữu, đặc biệt sự phát triển của các động vật biết đi thì “những con đường bắt đầu hình thành”. Quả thật, một dấu chân đi qua thì chưa thể gọi là con đường. Con đường được mang ý nghĩa chính nó khi có vô số bước chân nối tiếp nhau. Nơi sa mạc hoang vu, một dấu chân đi qua thì không thể gọi là đường. Một lần đi qua chưa chắc khách bộ hành sẽ tới đích, biết đâu đó là dấu chân của kẻ lạc lối và sẽ bị chết khát giữa sa mạc khô khan. Còn muốn qua được bên kia của sa mạc, người lữ hành phải đi theo lối có nhiều bước chân đã đi qua. Tuân thủ điều này thì cơ hội tồn tại của khách bộ hành sẽ rất cao và có thể tránh được những bất trắc xảy đến. Nói khác hơn, bất kỳ một miền đất nào cũng không có những con đường có sẵn, chỉ khi nào có sự hiện hữu của con người cùng với những nhu cầu trong cuộc sống nên con người phải tạo ra những con đường. Ở trong chừng mực nào đó cũng chính là ý hướng về sự hình thành con đường mới mà Lỗ Tấn muốn nhắm tới.
Cuộc sống có nhiều lối đi, chẳng ai phủ nhận điều này. Tương lai được thành công mĩ mãn, không phải là ước mơ của riêng ai, nhưng là mơ ước chung của hết thảy mọi người. Cũng như “trong rừng có nhiều lối đi” thì ai cũng công nhận. Bởi rừng là tài nguyên để con người khai thác, là thức ăn cho muôn sinh vật, là “hũ thuốc” để con người lấy ra những “linh dược”, là “khẩu phần” mà Thượng Đế ban tặng để loài người rút ra những “bữa ăn”. Sự hình thành của những lối đi cũng từ đây mà có. Tuy nhiên, người đi tìm “linh dược” bước theo dấu chân người đi trước đôi khi về tay trắng. Kẻ đi kiếm “bữa ăn” đi theo đường có sẵn đôi lần về tay không. Tuy nhiên, lạc lối giữa rừng sâu thấy được một lối đi là cả “trời mơ ước”. Vì nhờ đó mà kiếm được đường về. Ở mực độ cần thiết ta cũng có thể khẳng định về sự khai phá những con đường mới mà nhà thơ Robert Frost muốn đề cập tới.
Bên cạnh đó, “chọn một lối đi không có dấu chân người”, nghĩa là không dựa vào những con đường có sẵn, nhưng khám phá ra con đường mới. Đôi khi, đây là lựa chọn mạo hiểm, sẽ gặp nhiều bất trắc phía trước những bước chân. Nói đúng hơn, đây là một sự liều lĩnh, giống như “ngàn cân treo sợi tóc”, những thất bại luôn cận kề. Nhưng như thế không có nghĩa, sẽ chẳng bao giờ thành công. Bởi trong tận hang sâu vẫn tìm thấy thạch nhũ, hạt cát trong trái tim con trai biển cũng có thể thành ngọc châu. Hơn nữa thỏa mãn được ước mơ còn hơn cứ sống trong ân hận, tìm được niềm vui từ sự mạo hiểm còn hơn sống ủ rũ với tháng ngày.
Qua đó cho thấy, sự hình thành của con đường bao giờ cũng cần sự khai phá, có được những lối đi cần những bước khởi đầu. Cũng giống như có chén rượu nồng người thì rất cần người pha chế. Có được những bản tình ca du dương thì tài ba của nhạc sĩ rất cần thiết. Đây cũng chính là điểm giống nhau mà ta bắt gặp trong tư tưởng của hai tác giả. Tuy nhiên, trong cuộc sống bản tình ca dù hay đến mấy thì nghe lắm cũng nhàn, rượu nồng uống mãi cũng say. Cứ bước mãi trên một con đường thì lối đi sẽ mau hư hoại và buồn chán biết mấy. Vì thế, chọn cho riêng mình con đường có sẵn hay khám phá cho bản thân một hành trình mới để đi là quyết định của mỗi người và cũng chính là điểm khác biệt ở đây.
Trong cuộc sống, có những người bị người đời chê “ngây thơ trong ước mơ”, “dại khờ trong lý tưởng” vì đã chọn cho mình lối đi chưa có dấu chân. Nhưng đối với họ, cái “ngây thơ” đó sẽ thỏa mãn được những đam mê, khát vọng. Cái “khờ dại” nhưng lại được khẳng định giá trị của bản thân. Khẳng định được giá trị của bản thân cũng như thỏa mãn được những đam mê, khát vọng để bị người đời khinh chê là “ngây thơ, khờ dại” thì cũng chẳng đáng chi. Thiết nghĩ, trong thời đại công nghệ thông tin, kinh tế thị trường đang từng bước thay đổi từng giờ, thì chọn những ước mơ, lý tưởng bị cho là “ngây thơ, khờ dại” cũng là điều cần thiết. Bởi trong cuộc sống chẳng có ai đi thay cho nhau dù một bước trên đường đời. Con đường của ai thì người đó phải tự đi. Hơn nữa, đòi hỏi của cuộc sống là phải không ngừng sáng tạo cũng như đổi mới từ tư duy đến hành động, từ suy nghĩ đến việc làm.
Xét ở phạm vi kinh tế: nếu không có những bước đột phá trên thị trường, từ chất lượng cũng như số lượng của sản phẩm, hay những sáng tạo trong khâu quản lý và quảng cáo của mặt hàng, thì thử hỏi công ty liệu có đủ sức cạnh tranh một cách sòng phẳng với các công ty khác hay không? Ở lãnh vực học hành cũng vậy, một học sinh chỉ học những kiến thức cơ bản mà thầy cô truyền thụ ở lớp, về nhà không chịu nghiên cứu, tìm hiểu, đào sâu thêm những vấn đề liên quan thì học lực cũng chỉ mức bình thường. Còn trong đời sống gia đình, nếu chỉ xem cưới được nhau là đích điểm của hôn nhân, mà không chịu vun vén tình yêu sau ngày cưới, không còn cảm giác nhớ thương, hay những sáng tạo mới trong đời sống vợ chồng, thì hôn nhân sẽ trở thành gánh nặng. Trên những quốc lộ cũng vậy, không nới rộng, không làm thêm những xa lộ, những đường cao tốc thì nạn kẹt xe, cũng như nảy sinh nhiều vấn đề khác là lẽ đương nhiên. Tầm ảnh hưởng của việc sáng tạo nên những con đường mới trong mọi lãnh vực sẽ giúp cho đời sống của con người về tinh thần cũng như vật chất được văn minh, hiện đại hơn.
Nêu lên những ích lợi của việc sáng tạo nên những con đường mới không có nghĩa chúng ta sẽ phủ nhận hay phá hủy những lối đi cũ. Ngược lại, sự phát triển ở tương lai thì kế thừa những giá trị đã được công nhận ở quá khứ là điều cần thiết. Không thể biện minh cho việc phát triển những con đường hay những sáng tạo mới mà bỏ qua các ích lợi cũ. Bởi những thành tựu trong quá khứ có sức sống với thời gian, nhất là ở lãnh vực tri thức và khoa học. Cũng chính những thành tựu này là nền tảng để xây dựng nên cái mới. Tuy nhiên, điểm cốt yếu của việc khám phá nên những con đường mới đi đến đâu mới là điều quan trọng. Bỏ cả một đời làm nên những con đường mới kết quả đưa tới vực thẳm thì thật uổng công. Như hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời mọc để tìm sức sống thì hướng đi của những con đường mới phải hướng đến “Chân Thiện Mỹ” là điểm cùng tận nhằm mang tới cho con người một cuộc sống hạnh phúc.
Nhạc sĩ Đức Huy đã viết: “tìm một con đường, tìm một lối đi, ngày qua ngày, đời nhiều vấn nghi….”. Đó không chỉ là lời khắc khoải của tác giả mà còn niềm thao thức cho hết thảy những ai đang sống trong kiếp bụi trần. Có thể là âu lo trên con đường công danh, trên hành trình đi tìm sự nghiệp, giữa lối kiếm hạnh phúc. Lựa cho riêng mình một lối đi là điều cần thiết, nhưng sẽ tốt hơn nếu trên con đường đã chọn biết khám phá ra những “chân trời” mới, để xây dựng không chỉ cho riêng mình mà còn cho những ai liên hệ với bản thân có một cuộc sống hạnh phúc. Hiểu cho được giá trị của những khám phá bằng sự kiên trì và nỗ lực của bản thân, ta hãy vạch ra cho mình một con đường mới, để khi kết thúc cuộc hành trình ta sẽ nhận được những thành công mĩ mãn, không thất vọng vì lựa chọn lối đi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×