Trong truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Đế Thích cho hồn Trương Ba nhập vào anh hàng thịt để sống lại. Vợ anh hàng thịt kiện lên quan, quan xử cho vợ Trương Ba thắng kiện vì người mới sống dậy rất giỏi đánh cờ, không biết mổ lợn. Theo em, vì sao Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như truyện cổ tích cho vở kịch của mình?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Cách kết thúc của truyện cổ tích là cách kết thúc có hậu. Nó dựa trên một giả định phổ biến của dân gian: giữa thân (môi trường tồn tại của linh hồn) và linh hồn là hoàn toàn biệt lập. Thân thể chỉ là vật chứa, là cái bên ngoài vì thế linh hồn có thể trú ngụ ở bất kì thân xác của ai mà vẫn luôn là chính mình. Hơn thế, linh hồn có thể sai khiến thân xác: Hồn Trương Ba vẫn đánh cờ nhưng không biết mổ lợn.
- Trong vở kịch của Lưu Quang Vũ, mọi chuyện đã khác: Trong thân xác của anh hàng thịt, Hồn Trương Ba không còn thể làm vườn như xưa, nước cờ cũng khác trước, trong khi đó lại mổ lợn rất thành thạo, thích những món ăn quen thuộc trước đây của anh hàng thịt.
Cách kết thúc của Lưu Quang Vũ trong vở kịch của mình, vì thế là sự chất vấn với cách hiểu về mối quan hệ giữa hồn - xác trong truyền thống. Nó cho thấy linh hồn cũng cần một thân xác cụ thể để tồn tại. Thân xác nào linh hồn ấy. Muốn có một linh hồn tốt đẹp, cần một thân xác phù hợp với nó, chia sẻ với nó những giá trị chung. Mặt khác, thân xác cũng có sự tồn tại độc lập của nó; nó không chỉ tuân theo linh hồn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |