a) Thống kê tên các phần tiếng Việt trong các bài của sách Ngữ văn 11, tập hai.
b) Nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết.
c) Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong một văn bản thơ ở Bài 6.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Nội dung phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 11 là:
- Bài 5 với các bài luyện tập về quy tắc ngôn ngữ, hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ, câu rút gọn và câu đặc biệt.
- Bài 6 với các bài tập biện pháp tu từ so sánh và lặp cấu trúc, các câu hỏi tu từ.
- Bài 7 với các bài tập về ngữ cảnh, cách sắp xếp lại các tài liệu tham khảo.
- Bài 8 với các bài tập về đặc điểm của ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết.
- Bài 9 với các bài lỗi về lỗi ngữ pháp.
b) Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.
c) Biện pháp tu từ mà em thích nhất trong câu hỏi tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" trong Đây thôn vĩ Dạ. Câu hỏi như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Cảnh Vĩ Dạ tràn đầy sức xuân, sắc xuân của “vườn ai”? Câu thứ 4 có bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: “gương mặt chữ điền”. Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ. Và cho biết “vườn ai”, ấy là vườn xuân thiếu nữ. Cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và gương mặt chữ điền - 5 nét vẽ, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |