Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bài viết tham khảo:
1. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân có nghĩa là gì?Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một quyền cơ bản nhất của công dân trên lĩnh vực chính trị, được ghi nhận trong luật cơ bản của Nhà nước. Theo đó nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cho công dân có quyền được tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc quản lý nhà nước và xã hội.
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mọi quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân ta đã góp phần lập ra nhà nước, bầu ra đại biểu ưu tú, đại diện mình tham gia vào bộ máy và các cơ quan nhà nước để quản lý nhà nước, quản lí xã hội.
Đây là quyền của công dân nhằm phát huy tính tích cực và làm chủ của công dân Việt Nam dưới chế độ XHCN, Nhà nước đảm bảo quyền làm chủ của công dân dựa trên nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tạo điều kiện tốt nhất để công dân tham gia quản lý nhà nước bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
2. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân được thể hiện trong văn bản nào?Quyền tham gia quản lý nhà nước - xã hội của công dân được thể hiện theo quy định tại Điều 28 - Hiến pháp năm 2013 như sau: Công dân có quyền được tham gia quản lý Nhà nước - xã hội, tham gia vào thảo luận và kiến nghị với cơ quan của Nhà nước về các vấn đề của cơ sở ở địa phương và trên cả nước.
Hiến pháp 2013 quy định, công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền được bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền được ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện những quyền này do pháp luật định. Pháp luật quy định mọi công dân có quốc tịch Việt Nam đều có quyền tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước-xã hội.
Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền được tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân tính đến ngày bầu cử được công bố, trừ các trường hợp không được ghi tên hoặc bị xóa tên trong danh sách cử tri. Tất cả quyền lực của nhà nước đều thuộc về công dân.
Một số trường hợp đặc biệt, công dân bị hạn chế quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, cụ thể là:
- Trường hợp công dân không được tham gia bầu cử, ứng cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân: Công dân vi phạm pháp luật hình sự thuộc các nhóm đối tượng sau:
+ Công dân đang bị tước quyền ứng cử theo bản án có hiệu lực thi hành của Tòa án; Người đang chấp hành các án phạt tù; Người bị hạn chế hoặc không có hành vi dân sự; Người đang bị khởi tố; Người đang chấp hành các bản án của Tòa án; Người đã chấp hành xong nhưng chưa được xóa án tích.
+ Công dân đang chấp hành án phạt xử lý hành chính trong các cơ sở giáo dục hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Trường hợp công dân không được bỏ phiếu biểu quyết trong hoạt động trưng cầu ý dân: Người dân đã bị kết án là tử hình và đang chờ thi hành án; Người chấp hành án phạt tù không được hưởng án treo.
- Trường hợp không được làm việc ở các tổ chức, cơ quan Nhà nước: công dân đã từng có hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
3. Công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội bằng cách nào?Công dân tham gia quản lý nhà nước - xã hội thông qua 2 cách:
- Hình thức gián tiếp:
+ Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước thông qua việc thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu của Hội đồng nhân dân. Để đại diện nhân dân, đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân phải chịu sự giám sát và chất vấn của cử tri về các nhiệm vụ, yêu cầu quản lý Nhà nước.
+ Công dân tham gia quản lý Nhà nước - xã hội thông qua các tổ chức chính trị xã hội. Chính sách của Nhà nước cho phép mọi người dân thông qua tổ chức mà chính mình là thành viên trong đó, được tham gia nhiều hơn trong hoạt động quản lý Nhà nước.
- Hình thức trực tiếp:
+ Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội bằng cách tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội hoặc ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp.
+ Công dân có thể tham gia hoạt động trong các cơ quan của Nhà nước thông qua những cơ chế tuyển dụng, tuy theo năng lực và trình độ chuyên môn của từng công dân để có thể được tuyển dụng vào cơ quan của Nhà nước hoặc được bổ nhiệm vào những vị trí cụ thể trong bộ máy của Nhà nước.
+ Công dân có thể được tham gia vào thảo luận và đóng góp ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề thuộc quốc gia khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của Luật hiện hành.
+ Tham gia đóng góp ý kiến với hoạt động của các cơ quan trong Nhà nước, phát biểu ý kiến về các vấn đề thuộc quản lý Nhà nước, về nội dung của những quyết định quản lý, kiến nghị để hoàn thiện chính sách và pháp luật đối với những vấn đề mà xã hội phát sinh.
+ Tham gia vào quá trình kiểm tra hay giám sát các hoạt động bộ máy Nhà nước, đấu tranh với các quan điểm sai trái, tệ nạn quan liêu, hách dịch, lãng phí hay tham nhũng và những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động của bộ máy nhà nước.
+ Tham gia góp ý kiến để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Cách thức tham gia là cơ quan, tổ chức chủ trì có trách nhiệm phải tạo điều kiện để mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân được tham gia góp ý về dự thảo văn bản, tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.
+ Tham gia bàn và quyết định trực tiếp đến những vấn đề liên quan đến đời sống như sinh sống, làm việc tại các địa phương. Công dân có thể góp ý với các cơ quan chức năng về những vấn đề vướng mắc, gây ảnh hưởng xấu cho sự ổn định và phát triển để từ đó có thể tìm ra cách để khắc phục và giải quyết vấn đề.
+ Tố cáo, khiếu nại những việc làm trái với pháp luật của các cơ quan, công chức Nhà nước, tìm kiếm sự giải quyết để đảm bảo ổn định và lao động phát triển. Nhà nước ban hành Luật Khiếu nại, tố cáo là để tạo cơ sở cho công dân thực hiện và được cơ quan Nhà nước tiếp nhận và giải quyết.
4. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội mang lại ý nghĩa gì?Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một quyền cơ bản, khẳng định sự làm chủ của công dân trên mọi lĩnh vực của Nhà nước. Hơn hết, quyền còn khẳng định bản chất của chế độ nước ta là chế độ xã hội chủ nghĩa, mang bản chất của giai cấp công nhân. Nhằm bảo đảm cho nhân dân được phát triển một cách toàn diện nhất.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |