Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài văn bản

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.895
0
1
Phạm Minh Trí
01/08/2017 01:06:48
Soạn bài văn bản
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
1.
Văn bản (1) đề cập đến một kinh nghiệm sống.
Văn bản (2) nói đến số phận của người phụ nữ trong chế độ cũ.
Văn bản (3) đề cập đến vấn đề chính trị (lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp).
Số lượng câu của từng văn bản không giống nhau (từ 1 câu đến nhiều câu, nhiều đoạn).
Văn bản (1), (2) có tính nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu nghệ thuật.
Văn bản (3) mang tính chính trị, để đáp ứng cho mục đích chính trị.
2. Vấn đề được triển khai một cách chặt chẽ, thống nhất.
3. Ở văn bản (2) và (3), các câu trong văn bản đều có quan hệ nhất quán và cùng thể hiện một chủ thể. Đặc biệt ở văn bản (3) còn được tổ chức theo kết cấu ba phần : mở đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề.
4. Văn bản (3) có dấu hiệu mở đầu văn bản là nhan đề “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến’’ và dấu hiệu kết thúc văn bản là thời gian, địa điểm và tên tác giả.
5.
Văn bản (1) nhằm mục đích truyền đạt kinh nghiệm sống.
Văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ để gợi sự hiểu biết và cảm thông của mọi người đối với họ.
Văn bản (3) nhằm mục đích kêu gọi toàn dân đứng lên chống thực dân Pháp.

Mục II.
1. So sánh văn bản (1) với văn bản (2) về các phương diện.
- Lĩnh vực đề cập :
+ Văn bản (1), (2) thuộc lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật.
+ Văn bản (3) thuộc lĩnh vực giao tiếp về lĩnh vực chính trị.
- Từ ngữ :
+ Văn bản (1), (2) sử dụng các từ ngữ thông thường và giàu hình ảnh.
+ Văn bản (3) sử dụng nhiều từ ngữ thuộc chính trị.
- Cách thức thể hiện :
+ Văn bản (1), (2) trình bày vấn đề thông qua những hình ảnh cụ thể, có tính hình tượng.
+ Văn bản (3) dùng lĩ lẽ và lập luận cứng cỏi chặt chẽ để khẳng định việc đứng lên chống Pháp là một yêu cầu bức thiết.
2. So sánh văn bản (2), (3) với một bài học trong SGK thuộc môn học khác va với một đơn xin nghỉ học hoặc một giấy khai sinh, về các phương tiện :
a. Phạm vi sử dụng :
- Văn bản (1), (2) là văn bản nghệ thuật, được dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật.
- Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.
- Văn bản trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.
- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính.
b. Mục đích giao tiếp :
- Văn bản (2) nhằm bộc lộ cảm xúc.
- Văn bản (3) nhằm kêu gọi toàn dân kháng chiến.
- Văn bản trong SGK nhằm truyền đạt kiến thức khoa học.
- Đơn xin nghỉ học nhằm trình bày nguyện vọng, giấy khai sinh nhằm trình bày thông tin của một cá nhân.
c. Từ ngữ
- Văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ khoa học.
- Đơn và giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.
d. Kết cấu
- Văn bản (2) có kết cấu là một bài ca dao, thể thơ lục bát.
- Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng, mạch lạc.
- Văn bản trong SGK có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc.
- Đơn và giấy khai sinh có kết cấu theo mẫu cụ thể, mang tính quy ước.
II. Luyện tập
Câu 1. Gợi ý
- Chủ đề của đoạn văn : Sự ngờ oan của chàng Trương đối với vợ.
- Sự liên kết giữa các câu : các câu nhất quán về mặt chủ đề, được trình bày theo một trình tự logic, hợp lý.
Câu 2.
- Về mục đích giao tiếp : Văn bản (a) nhằm cung cấp cho người đọc một ý nghĩa của từ “sen’’. Văn bản (b) có mục đích chính là mượn hình tượng cây sen để ca ngợi một phẩm chất tốt đẹp của con người, dù sống trong môi trường xấu, bản thân vẫn luôn giữ được sự trong sạch, tinh khiết.
- Về từ ngữ : Từ ngữ ở văn bản (a) được sử dụng ở nét nghĩa chính, nghĩa gốc. Còn ở văn bản (b), nhiều từ ngữ được dùng theo nghĩa chuyển, nghĩa hàm ẩn (gần bùn, hôi tanh, mùi bùn).
- Về cách thức biểu hiện : Văn bản (a) thuộc phong cách khoa học ; văn bản (b) thuộc phong cách nghệ thuật.
- Về thể loại : văn bản (a) là văn xuôi ; văn bản (b) được viết theo thể thơ lục bát (văn vần).
Câu 3. Đọc đoạn văn sau và phân tích sự liên kết của các câu.
Gợi ý :
- Về nội dung : các câu trong đoạn này liên kết với nhau về mặt nội dung, đều tập trung kể về việc Tấm được Bụt giúp đỡ để có trang phục đẹp đi dự hội.
- Về hình thức : đoạn văn được trình bày theo thứ tự hợp lý (đào lọ thứ nhất, rồi đến lọ thứ hai, thứ ba…). Các câu liên kết với nhau nhờ phép lặp từ “đào lọ thứ…’’.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Trần Đan Phương
05/08/2017 01:32:57
VĂN BẢN
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm văn bản
Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nó thường gồm nhiều câu và là một chỉnh thể về mặt nội dung và hình thức.
2. Các đặc điểm của văn bản
- Văn bản bao giờ cũng tập trung nhất quán vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết với nhau chặt chẽ bằng các liên từ và liên kết về mặt nội dung. Đồng thời, cả văn bản còn phải đư­ợc xây dung theo một kết cấu mạch lạc, rõ ràng.
- Mỗi văn bản th­ường hư­ớng vào thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
- Mỗi văn bản có những dấu hiệu hình thức riêng biểu hiện tính hoàn chỉnh về mặt nội dung: thư­ờng mở đầu bằng một tiêu đề và có dấu hiệu kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.
3. Các loại văn bản thường gặp
Dựa theo lĩnh vực và chức năng giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau :
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí…).
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, tuỳ bút,…).
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (sách giáo khoa, tài liệu học tập, bài báo khoa học, luận văn, luận án, công trình khoa học,…).
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ (đơn, giấy khai sinh, giấy uỷ quyền,…). Các loại văn bản này thường có mẫu biểu quy định sẵn về hình thức.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Các văn bản (1), (2), (3) được người đọc (người viết) tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Các văn bản ấy là phương tiện để tác giả trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng tình cảm... với người đọc. Có văn bản gồm một câu, có văn bản gồm nhiều câu, nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau ; có văn bản bằng thơ, có văn bản bằng văn xuôi.
2. Văn bản (1) đề cập đến một kinh nghiệm trong cuộc sống (nhất là việc giao kết bạn bè), văn bản (2) nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, văn bản (3) đề cập tới một vấn đề chính trị (kêu gọi mọi người đứng lên chống Pháp). Các vấn đề này đều được triển khai nhất quán trong từng văn bản. Văn bản (2) và (3) có nhiều câu nhưng chúng có quan hệ ý nghĩa rất rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ (bằng ý nghĩa hoặc bằng các liên từ).
3. Ở văn bản (2), mỗi cặp câu lục bát tạo thành một ý và các ý này được trình bày theo thứ tự "sự việc" (hai sự so sánh,ví von). Hai cặp câu này vừa liên kết với nhau bằng ý nghĩa, vừa liên kết với nhau bằng phép lặp từ ("thân em"). Ở văn bản (3), dấu hiệu về sự mạch lạc còn được nhận ra qua hình thức kết cấu 3 phần : Mở bài, thân bài và kết bài.
- Mở bài : Gồm phần tiêu đề và câu "Hỡi đồng bào toàn quốc!".
- Thân bài : tiếp theo đến "… thắng lợi nhất định về dân tộc ta!".
- Kết bài : Phần còn lại.
4. Mục đích của việc tạo lập văn bản (1) là nhằm cung cấp cho người đọc một kinh nghiệm sống (ảnh hưởng của môi trường sống, của những người mà chúng ta thường xuyên giao tiếp đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân) ; văn bản (2) nói lên sự thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (họ không tự quyết định được thân phận và cuộc sống tương lai của mình mà phải chờ đợi vào sự rủi may) ; mục đích của văn bản (3) là kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp.
5. Văn bản (3) là một văn bản chính luận được trình bày dưới dạng "lời kêu gọi". Thế nên, nó có dấu hiệu hình thức riêng. Phần mở đầu của văn bản gồm tiêu đề và một lời hô gọi (Hỡi đồng bào toàn quốc !) để dẫn dắt người đọc vào phần nội dung, để gây sự chú ý và tạo ra sự "đồng cảm" cho cuộc giao tiếp.
Phần kết thúc là hai khẩu hiệu (cũng là hai lời hiệu triệu) để khích lệ ý chí và lòng yêu nước của "quốc dân đồng bào".
6 - Văn bản (1) nói đến một kinh nghiệm sống, văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, văn bản (3) đề cập đến một vấn đề chính trị.
- Ở các văn bản (1) và (2) chúng ta thấy có nhiều các từ ngữ quen thuộc thường sử dụng hàng ngày (mực, đèn, thân em, mưa sa, ruộng cày...). Văn bản (3) lại sử dụng nhiều từ ngữ chính trị (kháng chiến, hòa bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc...).
- Nội dung của văn bản (1) và (2) được thể hiện bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng. Trong khi đó, văn bản (3) lại chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai các khía cạnh nội dung.
Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể khẳng định : văn bản (1) và (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
7. a) Phạm vi sử dụng của các loại văn bản:
- Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.
- Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.
- Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.
- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.
b) Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản
Văn bản (2) nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Văn bản (3) nhằm kêu gọi, hiệu triệu toàn dân đứng lên kháng chiến. Các văn bản trong SGK nhằm truyền thụ các kiến thức khoa học ở nhiều lĩnh vực. Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.
c) Về từ ngữ
- Văn bản (2) dùng các từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh và liên tưởng nghệ thuật.
- Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị xã hội.
- Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học.
- Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.
d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản :
- Văn bản (2) có kết cấu của ca dao, sử dụng thể thơ lục bát.
- Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng mạch lạc.
- Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục...
- Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều theo mẫu thường được in sẵn chỉ cần điền vào đó các nội dung.
0
0
Nguyễn Thu Hiền
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Văn bản

I. Khái niệm, đặc điểm

Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   - Các văn bản (1), (2), (3) được người đọc (người viết) tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

   - Các văn bản ấy là phương tiện để tác giả trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng tình cảm... với người đọc.

   - Có văn bản gồm một câu, có văn bản gồm nhiều câu, nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau ; có văn bản bằng thơ, có văn bản bằng văn xuôi.

Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   - Mỗi văn bản đã cho đề cập đến vấn đề sau:

       + Văn bản (1): một kinh nghiệm trong cuộc sống (nhất là việc giao kết bạn bè).

       + Văn bản (2): thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

       + Văn bản (3): vấn đề chính trị (kêu gọi mọi người chống Pháp).

   - Các vấn đề này đều được triển khai nhất quán trong từng văn bản. Văn bản (2) và (3) có nhiều câu nhưng chúng có quan hệ ý nghĩa rất rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ (bằng ý nghĩa hoặc bằng các liên từ).

Câu 3 (trang 24 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   Ở văn bản (2), mỗi cặp câu lục bát tạo thành một ý và các ý này được trình bày theo thứ tự "sự việc" (hai sự so sánh, ví von) được liên kết với nhau bằng ý nghĩa và phép lặp từ (thân em). Ở văn bản (3), dấu hiệu về sự mạch lạc còn được nhận ra qua hình thức kết cấu 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

       - Mở bài: Gồm phần tiêu đề và câu "Hỡi đồng bào toàn quốc!".

       - Thân bài: tiếp theo đến "… thắng lợi nhất định về dân tộc ta!".

       - Kết bài: Phần còn lại.

Câu 4 (trang 24 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   - Văn bản (3) là một văn bản chính luận được trình bày dưới dạng "lời kêu gọi". Phần mở đầu của văn bản gồm tiêu đề và một lời hô gọi (Hỡi đồng bào toàn quốc!) để dẫn dắt người đọc vào phần nội dung, gây sự chú ý.

   - Phần kết thúc là hai khẩu hiệu (cũng là hai lời hiệu triệu) để khích lệ ý chí và lòng yêu nước của "quốc dân đồng bào".

Câu 5 (trang 24 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Mục đích của việc tạo lập:

   - Văn bản (1) nhằm cung cấp cho người đọc một kinh nghiệm sống (ảnh hưởng của môi trường sống, của những người mà chúng ta thường xuyên giao tiếp đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân).

   - Văn bản (2) nói lên sự thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

   - Văn bản (3) là kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp.

Các loại văn bản

Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   - Văn bản (1) nói đến một kinh nghiệm sống, văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, văn bản (3) đề cập đến một vấn đề chính trị.

   - Ở các văn bản (1) và (2) chúng ta thấy có nhiều các từ ngữ quen thuộc thường sử dụng hàng ngày (mực, đèn, thân em, mưa sa, ruộng cày...). Văn bản (3) lại sử dụng nhiều từ ngữ chính trị (kháng chiến, hòa bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc...)

   - Nội dung của văn bản (1) và (2) được thể hiện bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng, văn bản (3) chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận

   ==> Văn bản (1) và (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

a. Phạm vi sử dụng của các loại văn bản:

   - Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.

   - Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.

   - Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.

   - Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.

b. Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản

   - Văn bản (2) nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

   - Văn bản (3) nhằm kêu gọi, hiệu triệu toàn dân đứng lên kháng chiến.

   - Các văn bản trong SGK nhằm truyền thụ các kiến thức khoa học ở nhiều lĩnh vực.

   - Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.

c.

   - Văn bản (2) dùng các từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh và liên tưởng nghệ thuật.

   - Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị xã hội.

   - Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học.

   - Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.

d. Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản:

   - Văn bản (2) có kết cấu của ca dao, sử dụng thể thơ lục bát.

   - Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng mạch lạc.

   - Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục...

   - Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều theo mẫu thường được in sẵn chỉ cần điền vào đó các nội dung.

0
0
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Văn bản (Tiếp theo)

Luyện tập

Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới

a. Có thể coi đoạn văn như một văn bản nhỏ bởi:

- Nó có một chủ đề thống nhất. Chủ đề ấy tập trung ở câu văn mở đầu: “Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau.”

- Các câu tiếp theo của đoạn văn là các câu khai triển, làm rõ ý của chủ đề. Các câu này đã ra những dẫn chứng cụ thể về quan hệ của lá cây với môi trường trong việc duy trì sức sống của cây.

b. Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn:

- Câu 1: Câu chủ đề

- Câu 2: Câu phát triển ý cho câu 1

- Câu 3: Câu chuyển tiếp, vừa giải thích cho câu 2 và tạo tiền đề cho sự xuất hiện của các câu (4), (5)

- Câu 4: Nêu dẫn chứng 1 (cây đậu Hà Lan và cây mây)

- Câu 5: Nêu dẫn chứng 2 (Cây xương rồng và cây lá bỏng)

c. Có thể đặt tiêu đề cho văn bản là: Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường hoặc Sự ảnh hưởng của môi trường đến cơ thể sống,…

Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Sắp xếp các câu thành văn bản:

- Có thể sắp xếp theo hai cách, thứ tự của các câu là:

   + Cách 1: Câu (1), (3), (5), (2), (4)

   + Cách 2: Câu (1), (3), (4), (5), (2)

- Có thể đặt cho văn bản trên tiêu đề là: Hoàn cảnh ra đời bài thơ "Việt Bắc", Giới thiệu bài thơ "Việt Bắc"

Câu 3 (trang 38 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Viết tiếp câu để hoàn tạo thành văn bản

Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng. Hàng năm có hàng triệu tấn rác thải không phân hủy bị vứt bừa bãi khắp nơi làm ô nhiễm môi trường đất và nước. Việc làm này khiến đất đai không còn trồng trọt được, đầu độc và giết chết các sinh vật đang sống trong lòng đất và ở các nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. Những cánh rừng ở đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi khiến lũ lụt, lở đất ngày càng trở nên dữ dội hơn. Không chỉ vậy, bầu không khí của chúng ta cũng bị ô nhiễm nặng nề. Khí thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp xả ra quá mức cho phép làm cho tầng ôzôn bị thủng, tăng hiệu ứng nhà kính, gia tăng thêm các bệnh về da và hô hấp cho con người.

- Có thể đặt tên cho văn bản là: “Ô nhiễm môi trường sống”

Câu 4 (trang 38 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Xác định những nội dung của một đơn xin phép nghỉ học:

- Đơn thường gửi cho giáo viên chủ nhiệm lớp (hoặc có thể cho Ban Giám hiệu nhà trường nếu thời gian nghỉ học quá dài). Người viết đơn thường là học sinh hoặc sinh viên.

- Mục đích của việc viết đơn là: báo cáo việc nghỉ học và xin phép được nghỉ học.

- Nội dung cơ bản của đơn thường có:

   + Tên họ của người viết đơn.

   + Nêu lí do nghỉ học.

   + Thời gian xin nghỉ học (bao lâu?)

   + Lời hứa thực hiện đầy đủ các công việc học tập trong thời gian nghỉ học.

- Kết cấu của đơn:

   (1) Quốc hiệu

   (2) Ngày, tháng, năm viết đơn

   (3) Tên đơn

   (4) Họ tên, địa chỉ người nhận.

   (5) Họ tên, địa chỉ lớp của người viết

   (6) Nội dung đơn (lí do nghỉ học, thời gian xin nghỉ, lời hứa.

   (7) Kí và ghi rõ họ tên

- Viết một lá đơn đáp ứng yêu cầu của văn bản hành chính:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ HỌC

   Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp ..., Trường THPT ....

   Tên em là: Nguyễn Quang Vinh, học sinh lớp ....

   Em viết đơn này xin trình bày với cô việc như sau: Hôm nay, thứ ... ngày ... tháng ... năm ..., em bị cảm không thể đi học được. Em làm đơn này kính xin cô cho em nghỉ buổi học hôm nay.

   Em xin hứa sẽ thực hiện việc chép bài và học bài nghiêm túc và đầy đủ.

   Em xin chân thành cảm ơn!

..., ngày...tháng...năm...

Người làm đơn

Nguyễn Quang Vinh

0
0
Nguyễn Thị Sen
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Văn bản

I. Khái niệm văn bản

Câu 1:

- Các văn bản (1), (2), (3) được người đọc (người viết) tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Các văn bản ấy là phương tiện để tác giả trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng tình cảm... với người đọc.

- Có văn bản gồm một câu, có văn bản gồm nhiều câu, nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau ; có văn bản bằng thơ, có văn bản bằng văn xuôi.

Câu 2:

- Mỗi văn bản đã cho đề cập đến vấn đề sau:

   + Văn bản (1) đề cập đến một kinh nghiệm trong cuộc sống (nhất là việc giao kết bạn bè).

   + Văn bản (2) nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

   + Văn bản (3) đề cập tới một vấn đề chính trị (kêu gọi mọi người đứng lên chống Pháp).

- Các vấn đề này đều được triển khai nhất quán trong từng văn bản. Văn bản (2) và (3) có nhiều câu nhưng chúng có quan hệ ý nghĩa rất rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ (bằng ý nghĩa hoặc bằng các liên từ).

Câu 3:

Ở văn bản (2), mỗi cặp câu lục bát tạo thành một ý và các ý này được trình bày theo thứ tự "sự việc" (hai sự so sánh, ví von). Hai cặp câu này vừa liên kết với nhau bằng ý nghĩa, vừa liên kết với nhau bằng phép lặp từ (thân em). Ở văn bản (3), dấu hiệu về sự mạch lạc còn được nhận ra qua hình thức kết cấu 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

- Mở bài: Gồm phần tiêu đề và câu "Hỡi đồng bào toàn quốc!".

- Thân bài: tiếp theo đến "… thắng lợi nhất định về dân tộc ta!".

- Kết bài: Phần còn lại.

Câu 4:

- Văn bản (3) là một văn bản chính luận được trình bày dưới dạng "lời kêu gọi". Thế nên, nó có dấu hiệu hình thức riêng. Phần mở đầu của văn bản gồm tiêu đề và một lời hô gọi (Hỡi đồng bào toàn quốc !) để dẫn dắt người đọc vào phần nội dung, để gây sự chú ý và tạo ra sự "đồng cảm" cho cuộc giao tiếp.

- Phần kết thúc là hai khẩu hiệu (cũng là hai lời hiệu triệu) để khích lệ ý chí và lòng yêu nước của "quốc dân đồng bào".

Câu 5:

Mục đích của việc tạo lập:

- Văn bản (1) là nhằm cung cấp cho người đọc một kinh nghiệm sống (ảnh hưởng của môi trường sống, của những người mà chúng ta thường xuyên giao tiếp đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân).

- Văn bản (2) nói lên sự thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (họ không tự quyết định được thân phận và cuộc sống tương lai của mình mà phải chờ đợi vào sự rủi may)

- Văn bản (3) là kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp.

II. Các loại văn bản

Câu 1:

- Văn bản (1) nói đến một kinh nghiệm sống, văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, văn bản (3) đề cập đến một vấn đề chính trị.

- Ở các văn bản (1) và (2) chúng ta thấy có nhiều các từ ngữ quen thuộc thường sử dụng hàng ngày (mực, đèn, thân em, mưa sa, ruộng cày...). Văn bản (3) lại sử dụng nhiều từ ngữ chính trị (kháng chiến, hòa bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc...).

- Nội dung của văn bản (1) và (2) được thể hiện bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng. Trong khi đó, văn bản (3) lại chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai các khía cạnh nội dung.

==> Văn bản (1) và (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 2:

a. Phạm vi sử dụng của các loại văn bản:

- Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.

- Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.

- Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.

- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.

b. Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản

- Văn bản (2) nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

- Văn bản (3) nhằm kêu gọi, hiệu triệu toàn dân đứng lên kháng chiến.

- Các văn bản trong SGK nhằm truyền thụ các kiến thức khoa học ở nhiều lĩnh vực.

- Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.

c.

- Văn bản (2) dùng các từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh và liên tưởng nghệ thuật.

- Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị xã hội.

- Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học.

- Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.

d. Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản:

- Văn bản (2) có kết cấu của ca dao, sử dụng thể thơ lục bát.

- Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng mạch lạc.

- Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục...

- Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều theo mẫu thường được in sẵn chỉ cần điền vào đó các nội dung.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×