biện pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế Đức là :
Trong khi đó, nước Đức lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới, đó là việc thiết lập chế độ độc tài phát xít - nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. Các nước này chủ trương phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giớ
Biện pháp thoát khỏi khủng hoảng của Mỹ :
Mĩ tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất.
So sánh tình hình Nhật Bản, Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:
Giống nhau:
+ Là nước thắng trận, nhiều lợi nhuận và cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế.
+ 1929 – 1933, kinh tế suy sụp, chính trị - xã hội bất ổn. do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Khác nhau:
+ Giai đoạn đầu sau chiến tranh, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, ổn định, bước vào thời kì phồn vinh còn kinh tế Nhật Bản phát triển không ổn định.
+ Để thoát khỏi khủng hoảng, Mĩ thực hiện cải cách kinh tế - xã hội còn Nhật thực hiện quân sự hóa, phát xít hóa chế độ thống trị, gây chiến tranh xâm lược.
Bài học lịch sử rút ra từ Mĩ, Nhật giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam:
Thực hiện cải cách bằng những chính sách phù hợp với đặc điểm và tình hình đất nước.
Tăng cường hợp tác quốc tế, duy trì ổn định, hòa bình, tránh xung đột để các bên cùng phát triển.
Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Học tập ý chí, nghị lực vươn lên khó khăn, tính kỉ luật, tiết kiệm và tinh thần tập thể của người Nhật…