a) Về kinh tế :+ Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp, cụng cụ và phương thức canh tác rất thô sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nông dân rất khổ cực.
+ Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy đã phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ lại chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.
b)Chính trị:
+ Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vân duy trì chế độ quân chủ chuyên chế. Xã hội chia thành ba đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải đóng thuế, có nhiều bổng lộc và giữ chức vụ trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song không có quyền lợi và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.
+ Như vậy, đến cuối thế kỉ XVIII, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ và quý tộc, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu mọt cuộc cách mạng đang đến gần.
c)Tư tưởng:
Trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII được gọi là Triết học Ánh sáng, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-sô. Các ông đã kịch liệt phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng Nhà nước mới. Những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ.