LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài lưu biệt khi xuất dương

4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.633
0
0
Bạch Tuyết
01/08/2017 02:44:15
Soạn bài lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu
(Lưu biệt trước khi ra nước ngoài)
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1. Đọc phần tiểu dẫn để hiểu bối cảnh ra đời của bài thơ là do những ảnh hưởng từ nước ngoài vào để hiểu cái nhiệt tình, hăm hở, “vượt biển Đông” của tác giả và các đồng chí của mình (Những quyển Tân thư – sách bằng chữ Hán do các nhà cách mạng Trung Quốc trước tác hoặc dịch từ tiếng Anh, tiếng Pháp nhằm truyền bá những tư tưởng dân chủ tư sản, những thành tích duy tân của Nhật Bản; đất nước Trung Hoa “duy ngã độc tôn” đang chuyển mình…)
Câu 2. Lẽ sống mới và khát vọng hành động của nhà chí sĩ Phan Bội Châu trong buổi ra đi tìm đường cứu nước (Các em dựa trên cảm xúc của tác giả và những hình tượng nghệ thuật trong bài thơ để giải đáp câu hỏi này).
- Hai câu đề:
Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời.
+ Trước hết nó vẫn nói đến chí nam nhi, một quan niệm nhân sinh phổ biến dưới thời phong kiến. (Trong xã hội trọng nam khinh nữ, được sinh ra là nam nhi làm niềm vinh hạnh, nhưng đồng thời trọng trách cũng rất nặng nề) – Nam nhi phải làm nên chuyện lớn, phải lập nên kì tích lớn lao, dám mưu đồ những việc lớn. Có thể thấy đây là một quan niệm sống tích cực đã khích lệ được biết bao đấng nam nhi lập nên công tích, lưu danh muôn đời.
Phạm Ngũ Lạo từng bày tỏ khát khao được tài giỏi, mưu lược như Gia Cát Lượng để giúp vua, giúp nước ( mặc dù ông đã là tướng giỏi, có công chống giặc Nguyên Mông).
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
Hoặc những câu thơ của Nguyễn Công Trứ:
Chí làm train am, bắc, đông, tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển.
Tất cả đều xuất phát từ quan niệm như Phan Bội Châu đã nói “Làm trai phải lạ ở trên đời”.
+ Dưới thời phong kiến người ra quan niệm tạo hóa sinh ra con người, chi phối số phận con người vì vậy thường nảy sinh tư tưởng phó thác số mệnh cho trời định đoạt. Điểm mới mẻ, táo bạo trong quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu là sự chủ động xoay chuyển thời thế (Câu thơ “Há để càn khôn tự chuyển dời” là một câu hỏi tu từ biểu hiện sự phủ định: Há để …. Không thể để…).
Đặt trong bối cảnh hiện tại, câu thơ của Phan Bội Châu ngụ ý nói đến mục tiêu hành động của nam nhi là phải tìm con đường Cách mạng mang tới độc lập về cho đất nước.
- Hai câu thực:
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai?
+ Trong cuộc đời này cần có ta. Không phải lối nói tự cao tự đại thiếu khiêm tốn mà đó là cách tự thể hiện mình hết sức mới mẻ, đáng kính trọng. Ta đã gặp một cái tôi “ngất ngưởng” giữa cuộc đời của Nguyễn Công Trứ nhưng nhà thơ nghiêng về phác thảo ột chân dung, một phong cách sống – Còn ở đây, Phan Bội Châu thể hiện rất rõ cái tôi công dân đầy tinh thần trách nhiệm gánh vác giang sơn, không chỉ riêng ông mà còn khích lệ các trang nam nhi cần có ý thức đó (cuộc đời này cần có chúng ta “xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn “Bài ca chúc Tết thanh niên – Phan Bội Châu”).
+ Một đời người sống vì nước, ngàn năm sau tên tuổi sẽ được lưu.
Hai câu thơ cụ thể hóa lẽ sống của nam nhi: phải tự giác, chủ động, trước cuộc đời, phải lưu danh thiên cổ. Tác giả khẳng định mình đồng thời thúc giục mọi người sống có ích cho đời.
- Hai câu luận:
Non sông đã chết sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.
Tác giả gắn chí nam nhi vào hoàn cảnh thực tế của đất nước.
+ Khi đất nước có ngoại xâm, những người có lòng yêu nước thường hay đặt ra vấn đề “vinh – nhục” (Các em nhớ lại một số câu văn trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn; “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu). Câu thơ của Phan Bội Châu, thể hiện sâu sắc nỗi đau mất nước, ý thức về nỗi nhục của thân phận nô lệ, ngầm chứa sự phản kháng, không cam chịu (sống thêm nhục).
+ Sách thánh hiền răn dạy đạo đức lễ nghĩa, nhất là đạo làm tôi phải trung với vua. Phan Bội Châu cũng là tri thức nho học, cũng từng đọc sách thánh hiền nhưng ông đã có nhận thức khác. Đất nước đã đổi thay, những ông vua tài giỏi, đức độ không còn, chỉ còn những ông vua phản dân hại nước, “Thánh hiền đã vắng” trung quân một cách ngu muội chẳng ích lợi gì. Sách thơ thức tỉnh ý thức hành động thiết thực, yêu nước là phải cứu nước (ở một bài thơ khác, Phan Bội Châu khuyên thanh niên “Xếp bút nghiêng mà tu dưỡng lấy tinh thần” – Bỏ lối học cũ để tu dưỡng tinh thần cứu nước).
Phan Bội Châu đã dám đối mặt với nền học vấn cũ bằng sự quyết liệt, táo bạo của một nhà cách mạng đi tiên phong cho thời đại mới.
- Hai câu kết:
Muốn vượt biển Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
+ Những hình ảnh kì vĩ, lớn lao: “Biển Đông”, “Cánh gió”, “muôn tùng sóng bạc”, phù hợp với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của chủ thể trữ tình.
+ Câu thơ cuối dịch nghĩa là “Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên” là một hình ảnh hào hùng lãng mạn. Sóng của biển cả hay nhiệt huyết cứu nước dân trào chắp cánh cho ý chí vượt đại dương tìm đường cứu nước thêm phần hăm hở, tự tin. Tư thế và khát vọng lên đường của chủ thể trữ tình ở hai câu kết có một sức truyền cảm mạnh mẽ. Phan Bội Châu đã từ bài thơ này mà khơi gợi được nhiệt huyết của cả một thế hệ.
3. Âm hưởng hào dùng, giọng thơ tâm huyết, sục sôi, là những yếu tố có sức lôi cuốn người nghe, người đọc.
II. Luyện tập
1. Viết đoạn văn ngắn bình giảng hai câu cuối bài thơ (Các em xem phần gợi ý ở trên)
2. Có thể xem “Xuất dương lưu biệt” là bài thơ mở đầu xứng đáng cho một thời đại văn học mới.
- Bài thơ đã thể hiện những tư tưởng mới mẻ, táo bạo, phù hợp với xu thể của thời đại.
- Bài thơ mở đầu cho thơ văn tuyên truyền, vận động cách mạng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Thương
05/04/2018 17:08:13

Soạn bài: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt)

Đọc hiểu văn bản

Tác giả

   - Phan Bội Châu (1867 – 1940) tên thuở nhỏ là Phan Văn San, biệt hiệu chính là Sào Nam, quê ở làng Đan Nhiễm, nay thuộc thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

   - Ông là một nhà yêu nước, nhà cách mạng, nhà văn lớn. Phan Bội Châu để lại một kho tàng thơ văn đồ sộ.

   - Những tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Ngục trung thư (1914), Trùng Quang tâm sử (viết trong thời kì lưu vong ở nước ngoài)...

Tác phẩm

   Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ Lưu biệt khi xuất dương để từ giã bạn bè, đồng chí.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 5 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh lịch sử có ý nghĩa: Phong trào Cần Vương chống Pháp thất bại, báo hiệu sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo. Tình hình chính trị đen tối. Trong bối cảnh đó, một số nhà Nho – trong đó có Phan Bội Châu đã nuôi ý tưởng đi tìm cho mình một con đường cứu nước mới theo lối dân chủ Tư sản đầu tiên ở nước ta, và ông đã hướng đến Nhật Bản, hay cũng chính là hướng về một chân trời mới đầy hi vọng và ước mơ.

Năm 1905, Phan Bội Châu sáng tác bài thơ này sau khi quyết định lên đường sang Nhật Bản.

Câu 2 (trang 5 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chiến sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ:

   - Quan niệm về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ được thể hiện qua hai câu đầu:

       Sinh vi nam tử yếu hi kì

       Khẳng khứa càn khôn tự chuyển di.

Tác giả nêu lên quan niệm mới mẻ: là đấng nam nhi phải sống cho ra sống, mong muốn làm nên điều kì lạ “yếu hi kì” tức là phải sống phi thường, dám xoay chuyển được càn khôn.

→ Câu thơ thể hiện một thế đẹp về chí nam nhi phải tin tưởng ở tài năng của mình.

   - Hai câu thực nói về ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc:

       Ư bách niên trung tu hữu ngã

       Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy

“Tu hữu ngã”: phải có trong cuộc đời → Ý thức trách nhiệm của cái tôi trước thời cuộc, không chỉ là trách nhiệm trước hiện tại mà còn là trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc “thiên tải hậu” (nghìn năm sau).

→ Đó là ý thức sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó.

   - Hai câu luận là thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ:

       Giang Sơn hĩ tử sinh đồ nhuế

       Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si

       + Tác giả nêu lên tình cảnh của đất nước “non sông đã chết” và đưa ý thức vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước, của dân tộc.

       + Đề xuất tư tưởng mới mẻ, táo bạo về nền học vấn cũ: “hiền thánh còn đâu học cũng hoài”.

=→ Bộc lộ khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết.

   - Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường được thể hiện trong hai câu thơ cuối:

       Nguyện trục trường phong Đông hải khứ

       Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi

       + Hình ảnh: Trường phong (ngọn gió dài); Thiên trường bạch lãng (ngàn lớp sóng bạc).

→ Hình tượng kì vĩ.

       + Tư thế: Nhất tề phi (cùng bay lên)

=→ Hình ảnh đầy lãng mạn nhưng cũng rất hào hùng, đưa nhận vật sánh ngang tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình sẵn sàng vượt mọi hiểm nguy, gian nan thử thách để tìm con đường cứu nước cho dân tộc.

Câu 3 (trang 5 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

So sánh nguyên tác với bản dịch trong câu 6 và câu 8 chưa lột tả được hết ý thơ:

   - Câu 6 dịch “học cũng hoài” chỉ nêu ý phủ nhận, còn phiên âm “có đọc sách cũng ngu thôi” vừa phủ nhận vừa nêu được cái khí phách ngang tàng, táo bạo, dứt khoát.

   - Câu 8: bản dịch Muôn trùng sông biển tiễn ra khơi → êm ả, bình thường vẫn chưa lột tả được sự phi thường của con người so với nguyên tác: Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên

→ Bức tranh mà con người là trung tâm vút bay cùng muôn ngàn sóng gió giữa biển khơi. Đây là một hình ảnh đẹp, kì vĩ lớn lao.

Câu 4 (trang 5 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Những yếu tố tạo nên sự lôi cuốn của bài thơ:

   - Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt.

   - Tư thế con người kì vĩ, sáng ngang tầm vũ trụ.

   - Khát vọng yêu nước cháy bỏng.

   - Tư tưởng đổi mới tiến bộ, táo bạo, đi tiên phong cho thời đại → mở ra hướng đi mới cho phòng trào giải phóng dân tộc.

Luyện tập

(trang 5 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Viết một đoạn văn ...

Cảm nhận về nghệ thuật trong hai câu cuối của bài thơ cần chú ý:

       + Hình ảnh kĩ vĩ lớn lao: Trường phong (ngọn gió dài); Thiên trường bạch lãng (ngàn lớp sóng bạc)

       + Tư thế của con người: Nhất tề phi (cùng bay lên)

=→ Hình ảnh đầy lãng mạn nhưng cũng rất hào hùng, đưa nhận vật sánh ngang tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình sẵn sàng vượt mọi hiểm nguy, gian nan thử thách để tìm con đường cứu nước cho dân tộc.

0
0
Trần Đan Phương
05/04/2018 17:08:14

Soạn bài: Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

Câu 1:

Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt, đó là vào lúc tình hình chính trị trong nước hết sức rối ren. Chủ quyền đất nước hoàn toàn mất vào tay giặc. Phong trào vũ trang chống Pháp theo con đường Cần Vương đã thất bại không có cơ hội cứu vãn, chế độ phong kiến đã cao chung, bao anh hùng, nghĩa sĩ cứu nước đã hi sinh, … Tình hình đó đặt ra trước mắt các nhà yêu nước một câu hỏi lớn, đầy day dứt: cứu nước bằng con đường nào?

Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài đang tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh qua con đường Trung Hoa, Nhật Bản và trực tiếp từ Pháp, từ các nước phương Tây. Đang bế tắc, người ta có thể tìm thấy ở đó những gợi ý hấp dẫn về một con đường cứu nước với những viễn cảnh đầy hứa hẹn cho tương lai. Vì thế, các nhà nho ưu tú của thời đại như Phan Bội Châu say sưa dấn bước, bất chấp nguy hiểm, gian lao mong tìm ra ánh bình minh cho Tổ Quốc.

Câu 2:

- Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ. Đó là một quan niệm đến chí nam nhi, một quan niệm nhân sinh phổ biến dưới thời phong kiến Nam nhi phải làm nên chuyện lớn, phải lập nên kì tích lớn lao, dám mưu đồ việc lớn, quan niệm sống tích cực, khích lệ biết bao, đấng nam nhi lập nên công tích, lưu danh muôn đời.

- Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: dưới thời phong kiến người ta quan niệm tạo hóa sinh ra con người chi phối số phận vì vậy thường nảy sinh tư tưởng phó thác số mệnh cho trời định đọat. Điểm táo bạo, mới mẻ trong "chí làm trai" của Phan Bội Châu là chủ động xoay chuyển thời thế.

 Há để càn khôn tự chuyển dời 

- Ngụ ý nói đến mục tiêu hoạt động của nam nhi là phải tìm con đường cách mạng mang tới độc lập cho dân tộc.

- Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước vẫn tin điều xưa cũ.

 Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai? 

Không phải nói tự cao tự đại thiếu khiêm tốn mà đó là cách tự khẳng định mình hết sức mới mẻ, đáng kính trọng. Ta đã gặp một cái tôi "ngất ngưởng" giữa cuộc đời của Nguyễn Công Trứ - ở đấy Phan Bội Châu thể hiện ra rõ cái tôi với tinh thần trách nhiệm gánh vác giang sơn.

 Non sông đã chết sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu học cũng hoài. 

- Phan bội châu thể hiện sâu sắc nỗi đau mất nước, ý thức về nỗi đau mất nước của thân phận không cam chịu. Sách thánh hiền răn dạy đạo đức lễ nghĩa nhất là đạo làm tôi phải trung với vua. Phan Bội Châu là một trí thức nho học, cũng từng đọc sách thánh hiền nhưng ông cũng nhận thức được đất nước nay đã thay đổi, vua tài tướng giỏi không còn, chỉ còn ông vua phản dân hại nước. "Thánh hiền" đã vắng - trung quân một cách ngu muội. chẳng có ích lợi gì. Câu thơ thức tỉnh ý thức hành động thiết thực, yêu nước là phải cứu nước.

- Khát vọng hành động và tư thế lên đường.

 Muốn vượt biển Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi 

Hình ảnh kì vĩ lớn lao "biển Đông", "cánh gió" muôn trùng "sóng bạc" tương ứng với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của Phan Bội Châu.

- Thể hiện khát vọng lên đường có một sức mạnh, khơi dậy nhiệt huyết của cả một thế hệ.

Câu 3: So với nguyên tác, hai câu 6 và 8 dịch có đôi điều khác biệt:

- Câu 6: Nguyên tác: "Nguyện trục trường phong Đông hải khứ" - Mong muốn đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông. Câu dịch thơ lại là: "Muốn vượt bể Đông theo cánh gió" - đạp bằng gian khó để đạt được ước nguyện giải phóng dân tộc. Nhưng câu thơ dịch chỉ chú ý đến "vượt bể Đông" mà không chú trọng đến ý thơ thể hiện được nhà thơ ý thức được gian khó - ý thức được gian khó nhưng vẫn khao khát vượt qua "đuổi theo". Do đó làm mất đi đôi chút lớn lao, mạnh mẽ, can trường của nhân vật trữ tình.

- Câu 8: Nguyên tác: "Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi" - ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên. Câu thơ dịch là: "Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi". Câu thơ dịch làm mất đi cái kì vĩ, hào sảng của hình ảnh "nhất tề phi" - "cùng bay lên" đầy lãng mạn, hùng tráng.

Câu 4: Những yếu tố tạo lên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ là:

- Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt của nhân vật trữ tình.

- Tư thế con người kì vĩ, đầy lãng mạn, sánh ngang cùng vũ trụ.

- Khí phách ngang tàn, dám đương đầu với mọi thử thách.

- Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.

II. LUYỆN TẬP

1. Viết đoạn văn ngắn bình giảng hai câu cuối bài thơ.

Hai câu kết:

 Muốn vượt biển Đông theo cánh gió  Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. 

- Những hình ảnh kì vĩ, lớn lao: "Biển Đông", "Cánh gió", "muôn tùng sóng bạc", phù hợp với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của chủ thể trữ tình.

- Câu thơ cuối dịch nghĩa là "Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên" là một hình ảnh hào hùng lãng mạn. Sóng của biển cả hay nhiệt huyết cứu nước dân trào chắp cánh cho ý chí vượt đại dương tìm đường cứu nước thêm phần hăm hở, tự tin. Tư thế và khát vọng lên đường của chủ thể trữ tình ở hai câu kết có một sức truyền cảm mạnh mẽ. Phan Bội Châu đã từ bài thơ này mà khơi gợi được nhiệt huyết của cả một thế hệ.

0
0
Nguyễn Thị Nhài
07/04/2018 11:22:58

Soạn bài: Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

Câu 1:

Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt, đó là vào lúc tình hình chính trị trong nước hết sức rối ren. Chủ quyền đất nước hoàn toàn mất vào tay giặc. Phong trào vũ trang chống Pháp theo con đường Cần Vương đã thất bại không có cơ hội cứu vãn, chế độ phong kiến đã cao chung, bao anh hùng, nghĩa sĩ cứu nước đã hi sinh, … Tình hình đó đặt ra trước mắt các nhà yêu nước một câu hỏi lớn, đầy day dứt: cứu nước bằng con đường nào?

Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài đang tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh qua con đường Trung Hoa, Nhật Bản và trực tiếp từ Pháp, từ các nước phương Tây. Đang bế tắc, người ta có thể tìm thấy ở đó những gợi ý hấp dẫn về một con đường cứu nước với những viễn cảnh đầy hứa hẹn cho tương lai. Vì thế, các nhà nho ưu tú của thời đại như Phan Bội Châu say sưa dấn bước, bất chấp nguy hiểm, gian lao mong tìm ra ánh bình minh cho Tổ Quốc.

Câu 2:

- Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ. Đó là một quan niệm đến chí nam nhi, một quan niệm nhân sinh phổ biến dưới thời phong kiến Nam nhi phải làm nên chuyện lớn, phải lập nên kì tích lớn lao, dám mưu đồ việc lớn, quan niệm sống tích cực, khích lệ biết bao, đấng nam nhi lập nên công tích, lưu danh muôn đời.

- Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: dưới thời phong kiến người ta quan niệm tạo hóa sinh ra con người chi phối số phận vì vậy thường nảy sinh tư tưởng phó thác số mệnh cho trời định đọat. Điểm táo bạo, mới mẻ trong "chí làm trai" của Phan Bội Châu là chủ động xoay chuyển thời thế.

 Há để càn khôn tự chuyển dời 

- Ngụ ý nói đến mục tiêu hoạt động của nam nhi là phải tìm con đường cách mạng mang tới độc lập cho dân tộc.

- Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước vẫn tin điều xưa cũ.

 Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai? 

Không phải nói tự cao tự đại thiếu khiêm tốn mà đó là cách tự khẳng định mình hết sức mới mẻ, đáng kính trọng. Ta đã gặp một cái tôi "ngất ngưởng" giữa cuộc đời của Nguyễn Công Trứ - ở đấy Phan Bội Châu thể hiện ra rõ cái tôi với tinh thần trách nhiệm gánh vác giang sơn.

 Non sông đã chết sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu học cũng hoài. 

- Phan bội châu thể hiện sâu sắc nỗi đau mất nước, ý thức về nỗi đau mất nước của thân phận không cam chịu. Sách thánh hiền răn dạy đạo đức lễ nghĩa nhất là đạo làm tôi phải trung với vua. Phan Bội Châu là một trí thức nho học, cũng từng đọc sách thánh hiền nhưng ông cũng nhận thức được đất nước nay đã thay đổi, vua tài tướng giỏi không còn, chỉ còn ông vua phản dân hại nước. "Thánh hiền" đã vắng - trung quân một cách ngu muội. chẳng có ích lợi gì. Câu thơ thức tỉnh ý thức hành động thiết thực, yêu nước là phải cứu nước.

- Khát vọng hành động và tư thế lên đường.

 Muốn vượt biển Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi 

Hình ảnh kì vĩ lớn lao "biển Đông", "cánh gió" muôn trùng "sóng bạc" tương ứng với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của Phan Bội Châu.

- Thể hiện khát vọng lên đường có một sức mạnh, khơi dậy nhiệt huyết của cả một thế hệ.

Câu 3: So với nguyên tác, hai câu 6 và 8 dịch có đôi điều khác biệt:

- Câu 6: Nguyên tác: "Nguyện trục trường phong Đông hải khứ" - Mong muốn đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông. Câu dịch thơ lại là: "Muốn vượt bể Đông theo cánh gió" - đạp bằng gian khó để đạt được ước nguyện giải phóng dân tộc. Nhưng câu thơ dịch chỉ chú ý đến "vượt bể Đông" mà không chú trọng đến ý thơ thể hiện được nhà thơ ý thức được gian khó - ý thức được gian khó nhưng vẫn khao khát vượt qua "đuổi theo". Do đó làm mất đi đôi chút lớn lao, mạnh mẽ, can trường của nhân vật trữ tình.

- Câu 8: Nguyên tác: "Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi" - ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên. Câu thơ dịch là: "Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi". Câu thơ dịch làm mất đi cái kì vĩ, hào sảng của hình ảnh "nhất tề phi" - "cùng bay lên" đầy lãng mạn, hùng tráng.

Câu 4: Những yếu tố tạo lên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ là:

- Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt của nhân vật trữ tình.

- Tư thế con người kì vĩ, đầy lãng mạn, sánh ngang cùng vũ trụ.

- Khí phách ngang tàn, dám đương đầu với mọi thử thách.

- Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.

II. LUYỆN TẬP

1. Viết đoạn văn ngắn bình giảng hai câu cuối bài thơ.

Hai câu kết:

 Muốn vượt biển Đông theo cánh gió  Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. 

- Những hình ảnh kì vĩ, lớn lao: "Biển Đông", "Cánh gió", "muôn tùng sóng bạc", phù hợp với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của chủ thể trữ tình.

- Câu thơ cuối dịch nghĩa là "Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên" là một hình ảnh hào hùng lãng mạn. Sóng của biển cả hay nhiệt huyết cứu nước dân trào chắp cánh cho ý chí vượt đại dương tìm đường cứu nước thêm phần hăm hở, tự tin. Tư thế và khát vọng lên đường của chủ thể trữ tình ở hai câu kết có một sức truyền cảm mạnh mẽ. Phan Bội Châu đã từ bài thơ này mà khơi gợi được nhiệt huyết của cả một thế hệ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư