Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận (khoảng 900 chữ) phân tích bài thơ "Khóc Dương Khuê" của Nguyễn Khuyến ở phần Đọc hiểu

----- Nội dung ảnh -----
Câu 2. (4 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 900 chữ) phân tích bài thơ "Khóc Dương Khuê" của Nguyễn Khuyến ở phần Đọc hiểu.
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
163
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Bài văn nghị luận phân tích bài thơ "Khóc Dương Khuê" của Nguyễn Khuyến**

Nguyễn Khuyến, một trong những nhà thơ nổi bật của văn học Việt Nam thế kỷ XIX, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm quý giá, trong đó có bài thơ "Khóc Dương Khuê". Bài thơ không chỉ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho người bạn đã khuất mà còn phản ánh vẻ đẹp tâm hồn cao quý, triết lý sống của ông.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Khuyến bày tỏ nỗi đau thương và mất mát bởi sự ra đi của Dương Khuê. Tác giả sử dụng hình ảnh "trời xanh mây trắng" để tạo ra bối cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đối lập với tâm trạng bi thương của mình. Những hình ảnh này không chỉ mang ý nghĩa mô tả mà còn thể hiện sự u uất của lòng người trước cái chết, gợi cảm giác buồn bã, mọi sự vật xung quanh dường như cũng bị ảnh hưởng. Qua đó, tác giả thể hiện tình bạn cao đẹp, tình nghĩa sâu nặng với Dương Khuê.

Tiếp theo, Nguyễn Khuyến sử dụng những hình ảnh giàu biểu cảm để thể hiện nỗi nhớ thương bạn mình. Ông nhớ lại những kỷ niệm đẹp trong quá trình hai người cùng nhau học hành, vui vẻ, đàm luận về thi ca và nhân sinh. Những đoạn thơ nhắc về kỷ niệm, về những lần cùng nhau thưởng ngoạn cảnh vật đã làm cho nỗi đau càng thêm sâu sắc. Điều này cho thấy sự gắn kết chặt chẽ trong tình bạn, đồng thời cũng là sự thừa nhận rằng đời sống không chỉ có niềm vui, mà còn có nhiều đau khổ, mất mát.

Một điểm nổi bật trong bài thơ là triết lý sống của Nguyễn Khuyến. Từ nỗi buồn mất mát, tác giả đã khéo léo chuyển hướng thành những suy ngẫm về cuộc đời. Ông nhận ra rằng cuộc sống ngắn ngủi, thời gian trôi qua không bao giờ trở lại. Điệp khúc "trăm năm" được lặp đi lặp lại như một lời nhắc nhở, khơi gợi trong lòng người đọc sự trân trọng những phút giây hiện có. Tác giả đã không chỉ khóc cho Dương Khuê mà còn khóc cho chính mình, cho tất cả những gì đã qua, để nhận ra giá trị quý báu của từng khoảnh khắc trong cuộc sống.

Bài thơ "Khóc Dương Khuê" còn thể hiện phong cách nghệ thuật tinh tế và độc đáo của Nguyễn Khuyến. Ngôn từ trong sáng, giản dị nhưng giàu hình ảnh, gợi cảm. Ông đã sử dụng một cách khéo léo những biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh và điệp ngữ, tạo nên nhịp điệu và âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng cho bài thơ. Sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ và cảm xúc đã làm cho tác phẩm có sức sống mãnh liệt, chạm đến trái tim của mỗi người đọc.

Cuối cùng, "Khóc Dương Khuê" không chỉ là một bài thơ về mất mát, đau thương mà còn là một tác phẩm đầy triết lý nhân sinh. Nó nhắc nhở mỗi chúng ta về sự quý giá của tình bạn, của những mối quan hệ bên trong đời sống, và một thái độ sống biết trân trọng, yêu thương. Qua đó, Nguyễn Khuyến đã dành cho chúng ta một bài học quý báu về cách đối diện với sự sống, sự chết, và con người trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa.

Tóm lại, bài thơ "Khóc Dương Khuê" của Nguyễn Khuyến là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc, thể hiện tình cảm chân thành và những suy ngẫm triết lý về cuộc đời, từ đó để lại trong lòng người đọc nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Tác phẩm không chỉ ghi dấu ấn trong lòng người yêu thơ mà còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học Việt Nam.
1
0
Phùng Minh Phương
06/10 10:38:46
+5đ tặng

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) để lại khoảng 800 bài thơ chữ Nôm và chữ Hán trong đó có ngót một trăm bài thơ viết về tình bạn. Có bài như "Bạn đến chơi nhà" thì hầu như ai cũng biết. Viết về Dương Khuê (1839 - 1902) bạn chí thân của mình, Nguyễn Khuyến đã có bốn bài thơ chữ Hán. Riêng bài thơ thứ tư "Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư" (Viếng bạn đồng khoa là Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư) được tác giả dịch ra chữ Nôm thành bài "Khóc Dương Khuê".

Đây là bài thơ khóc bạn rất tha thiết cảm động của Nguyễn Khuyến cũng là bài thơ khóc bạn rất nổi tiếng trong nền thơ ca dân tộc. Dương Khuê là bạn đồng khoa với Nguyễn Khuyến tại khoa thi Hương năm 1864. Dương Khuê đỗ tiến sĩ, làm quan to, để lại nhiều bài thơ hát nói tuyệt bút. Từ bạn đồng khoa đã phát triển thành bạn tri âm tri kỉ nên Nguyễn Khuyến mới có thơ khóc bạn cảm động và tha thiết như vậy. Có thể xem đây cũng là một bài văn tế được viết bằng thể thơ song thất lục bát, giọng thơ réo rắt thấm đầy lệ, gồm có 38 câu thơ.

Mở đầu bài thơ là một tiếng than, tiếng nấc đau đớn:

"Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta".

Một sự thảng thốt xót thương cất lên, tưởng như bất ngờ bị đánh rơi mất một cái gì vô cùng quý báu. Đúng là tiếng khóc bạn của những bậc cao niên. Hai chữ "nước mây" chỉ hai sự vật cách xa. Nước chảy, mây trôi, xa nhau vời vợi, nghìn trùng cách trở, có mấy khi gặp nhau. Song, lòng nước chảy, dù đi đâu về đâu vẫn ôm ấp bóng mây trôi. Hình ảnh "nước mây" được liên kết với các từ láy "man mác", "ngậm ngùi" diễn tả một trời thương xót, một không gian cách trở bao la, âm dương đôi đường, buồn đau, nặng trĩu.

Phần thứ hai gồm 24 câu thơ, tác giả nhắc lại, nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc với người đã quá cố. Với nhà nho thì bạn đồng khoa là bạn đẹp nhất, tự hào nhất. Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng đỗ đạt, cùng làm quan, tình bạn ấy là "duyên trời" tác hợp nên:

"Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau.
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời".

Các từ ngữ "sớm hôm", "cùng nhau", "từ trước đến sau" thể hiện một tình bạn vô cùng thân thiết, chung thuỷ. Mỗi một kỉ niệm là một mảnh tâm hồn của nhà thơ được nhắc lại với bao nhiêu giọt lệ. Nguyễn Khuyến như vẫn thấy Dương Khuê đang cùng mình hiển hiện. Phải là bạn tâm đầu ý hợp, phải là những tao nhân mặc khách mới có những kỉ niệm cầm ca, thi tửu đẹp và đáng nhớ như vậy.

Nhớ những cuộc du ngoạn, thăm thú nơi "dặm khách" chan hòa với thiên nhiên, thảnh thơi giữa chốn lâm tuyền: "Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo". Nhớ những lần cùng nhau đi hát ả đào nơi lầu cao, thưởng thức cung đàn, giọng hát:

"Có khi từng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang".

Cầm xoang nghĩa là cung đàn, giọng hát, "Từng gác cheo leo" như còn gợi lại cảm giác ngây ngất trên lầu cao của đôi bạn tri âm sành điệu. Nguyễn Khuyến và Dương Khuê rất sành nghệ thuật hát ả đào, đã sáng tác nhiều bài hát nói nổi tiếng.

Người xưa có nói: "Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu - Thi hội tri âm bán cú đa". Bạn tri âm trong hội thơ (chỉ nghe qua) nửa câu thơ đã là nhiều không cần dài lời cũng đủ hiểu bạn. Nguyễn Khuyến nhớ lại những lần cùng bạn uống rượu làm thơ:

"Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Có khi hàn soạn câu văn
Biết bao đông bích điển phần trước sau".

Chén quỳnh tương là chén ngọc, một cách nói sang trọng. "Rượu ngon cùng nhắp" và hình ảnh "âm ắp bầu xuân" như còn giữ lại một tình bạn trong hương vị nồng nàn, hứng khởi. Nhắc tới chuyện bàn soạn văn chương thì đầy ắp những sách vở, điển cố.

Nguyễn Khuyến đã sử dụng cách diễn đạt trùng điệp hai nhóm từ ngữ: "Cũng có lúc" và "có khi" đan chéo vào nhau, bốn lần xuất hiện trên tám dòng thơ, vừa để liệt kê gợi nhớ, vừa tạo nên âm hưởng quấn quýt, thiết tha. Những kỉ niệm ấy vô cùng sâu sắc, đẹp đẽ về tình bạn, không bao giờ có thể quên được.

Có kỉ niệm vui, có kỉ niệm buồn. Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng làm quan to dưới thời nhà Nguyễn. Nhưng rồi đất nước ta bị xâm lăng, dân tộc ta bị giặc Pháp thống trị, là kẻ sĩ, là nhà nho "cùng nhau hoạn nạn". Cách ứng xử của mỗi người đểu có chỗ khác nhau. Nguyễn Khuyến đã cáo bệnh, từ quan về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương. Không tham miếng "đẩu thăng", lương bổng của triểu đình. Còn Dương Khuê vẫn làm quan. Trong bài thơ chữ Hán "Gửi thăm quan Thượng thư họ Dương", Nguyễn Khuyến tỏ ra rất thông cảm với bạn: "Tôi biết bác vì cha mẹ phải làm quan để lấy tấm lụa - Bác biết tôi nghèo phải làm quan để kiếm đấu gạo lương". Cảnh ngộ và cách ứng xử tuy có khác nhau, kẻ làm quan, người từ quan, nhưng Tam nguyên Yên Đổ vẫn tỏ ra bao dung bạn, vẫn "kính yêu từ trước đến sau", không bao giờ thay lòng đổi dạ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thanh Lâm
06/10 10:49:36
+4đ tặng

Bài thơ được tác giả viết về những kỉ niệm thờ thơ ấu của hai nhà thơ. Khi nghe tin bạn mình mất đí, tác giả đã lấy lòng thương tiếc buồn bã về sự ra đi quá đột ngột của bạn mình như Vậy.

Mỡ đầu bài thơ đó là sự tiếc thương khi nghe tin bạn mình mất một cách đột ngột như vậy. Với các xưng hô Bác tác giả nhằm mục đích thể hiện sự tôn trọng, tôn kính của mình. Đồng thời gợi lên cái tình cảm bạn sâu nặng của ông một cách gần gũi mà ân tình. Cách thể hiện một cách sâu nặng mà lắng đọc thể hiện sự đau đớn da diết của tác giả.

Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Tiếp theo sự đau buồn tiếc thương đó là những kĩ niệm mà hai người đã gắn bó với nhau qua bao nhiêu năm cực khổ gian lao vất vả. Và sự gặp nhau đó chính là duyên trời có thể nói là được sắp xếp từ trước. Có thể nói tình bạn của hai người là vĩnh cữu là tinh duyên được ví như vợ chồng. Họ đã gắn bó chia sẻ với nhau dù là một chuyện nhỏ nhất. Một làn nữa tác giả muốn khẳng định những tình cảm sâu nặng của họ hơn vợ chồng. Nỗi đau của tác giả đã hòa lẫn vào cảnh vật, gợi lên một tình cảm chân thành thắm thiết.

Với sự đau đớn da diết thế tất cả đều gói gọn trong các hình ảnh mang đầy kỉ niệm đó. Thêm thế nữa đó là sự đau xót khi nghe tin bạn mình mất một cách thình lình vội vã. Làm cho tác giả mất đi một người bạn tri kỉ và các hồi ức ký ức về những lần gặp gỡ nói chuyện của hai người lại hiện về trong ông. Làm cho ông càng thêm tiếc thương càng thêm đau xốt trước sự ra đi vội vã của bạn mình như vậy.

Không phải chỉ là thương cho người ra đi đã phải sớm từ giã cuộc đời mà còn là thương mình, thương cho người ở lại đã mất đi một tri âm. Vẫn mang trong lòng nỗi u uất thời thế nên trong lời khóc bạn, trong nỗi đau mất tri kỷ có cả nỗi đau thời thế:

Ai chẳng biết chán đời là phải,
Vội vàng chi đã mải lên tiên.

Và cách ra đi mãi mãi của người bạn mình đó là sự mất mát quá lớn đối với ông. Với ông mất đi cái quý giá nhất được coi là tri kỉ là sự thiếu vắng cuộc đời. Cảm nhận và thấu hiểu cái sự lẻ loi, thiếu vắng tình cảm , không có người chi sẻ niềm vui nổi buồn cũng như cảm thấy cuộc đời tẻ nhạt khi vắng bóng của bạn mình.

Bài thơ là một nỗi niềm lớn lao là một sự tiếc nối về một tình bạn trong sáng. Góp phần khẳng định được tình cảm của con người đối với con người. bài thơ đã để lại cho đời một nhân cách cao đẹp về tình bạn và cũng là nhân cách cao đẹp của tác giả.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×