* Dương Khuê (1839 - 1902) người làng Vân Đình, tổng Phương Đình, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Ứng Hòa, thuộc Hà Nội), đỗ tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình. Ông là bạn thân của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Khóc Dương Khuê lúc đầu viết bằng chữ Hán (Vãn đồng niên Vân Đình tiến
sĩ Dương Thượng thư), sau đó được chính Nguyễn Khuyến dịch ra chữ Nôm và bản
chữ Nôm lại có phần phổ biến hơn bản chữ Hán.
(1) Cầm xoang (cầm: đàn; xoang: điệu hát): ở đây chỉ việc t.giả và bạn đi hát ả đào.
(2) Quỳnh tương: chỉ thứ rượu ngon.
(3) Đông bích: chỉ phòng đọc sách. Điển phần: tức tam phần ngũ điển, chỉ các sách thời thượng cổ Trung Quốc mà nhà nho xưu nghiên cứu.
(4) Buổi dương cửu: thời buổi suy đồi, vận hạn; ở đây chỉ thời gian nước ta bị thực dân Pháp xâm lược.
(5) Phận đẩu thăng: đẩu và thăng là dụng cụ đong thóc gạo thời xưa. Các quan ngày xưa nhận lương bằng thóc nên nói phận đẩu thăng là nói phận người làm quan.
(6) Giường kia: Trần Phồn thời hậu Hán có người bạn thân là Từ Trĩ. Phồn dành riêng cho bạn một cái giường khi bạn đến chơi mời ngồi, lúc bạn về lại treo giường lên.
(7) Đàn kia: Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn. Bá Nha là người chơi đàn giỏi. Tử Kì có tài nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được điều Bá Nha đang nghĩ. Người ta gọi đó là bạn tri âm (biết được tiếng đàn). Sau khi Tử Kì chết, Bá Nha đập bỏ đàn vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình. Có thuyết nói là Bá Nha treo đàn không gảy nữa.
Thực hiện yêu cầu
Câu 1 (0.75đ) Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ ấy?
Câu 2 (0.75đ) Tâm trạng của tác giả trước sự ra đi của người bạn trong bài thơ như thế nào? Nêu ba chi tiết giúp em nhận ra tâm trạng của tác giả?
Câu 3. (1.0đ) Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
Ai chẳng biết chán đời là phải, Sao vội vàng đã mải lên tiên; Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua.
Câu 4. (0.5đ) Trong hai câu thơ:
Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
từ (thôi) in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa thế nào?
Câu 5: (1.0đ) Em rút ra được thông điệp sâu sắc nhất sau khi đọc văn bản? Vì sao?
PHẦN II: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2.0đ)
Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 250 chữ), trình bày suy nghĩ cả em về câu hỏi: Làm thế nào để có một tình bạn đẹp?
PHẦN III: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (4.0đ)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 900 chữ) phân tích bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến ở phần Đọc hiểu.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).