LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nói và nghe trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

nói và nghe trinì bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
1 trả lời
Hỏi chi tiết
33
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Một vấn đề trong đời sống mà chúng ta có thể bàn đến là "tác động của công nghệ đến cuộc sống hàng ngày". Công nghệ đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong cách chúng ta sinh sống, làm việc và giao tiếp.

**Ý kiến về mặt tích cực**:
- **Tiện lợi và hiệu quả**: Công nghệ giúp chúng ta hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn. Những ứng dụng như email, ứng dụng quản lý công việc giúp chúng ta tổ chức và phối hợp công việc một cách dễ dàng.
- **Kết nối xã hội**: Công nghệ tạo điều kiện cho việc giao tiếp và kết nối giữa mọi người trở nên dễ dàng hơn. Chúng ta có thể trò chuyện, video call với bạn bè và gia đình ở xa mà không gặp khó khăn.
- **Truy cập thông tin**: Internet mang đến một kho tàng thông tin khổng lồ. Chúng ta có thể học hỏi và nâng cao kiến thức của mình dễ dàng qua các khóa học trực tuyến và tài liệu trên mạng.

**Ý kiến về mặt tiêu cực**:
- **Tách biệt xã hội**: Mặc dù công nghệ giúp kết nối trực tuyến, nhưng nhiều người cảm thấy cô đơn và tách biệt trong cuộc sống thực. Con người giờ đây thường dành quá nhiều thời gian trên màn hình và ít giao tiếp trực tiếp.
- **Ảnh hưởng sức khỏe**: Sử dụng công nghệ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, như đau lưng, mỏi mắt và các bệnh lý về tâm lý như lo âu, trầm cảm.
- **Thông tin sai lệch**: Với sự phát triển của mạng xã hội, thông tin không chính xác có thể lan truyền nhanh chóng, gây hiểu lầm và ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức xã hội.

Tóm lại, công nghệ có cả những tác động tích cực và tiêu cực trong đời sống hàng ngày. Chúng ta cần có cách tiếp cận hợp lý để tận dụng những lợi ích mà công nghệ mang lại, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của nó. Các bạn có ý kiến gì thêm về vấn đề này không?
0
0
Trần Tuệ Nam
18/10 19:51:30
+5đ tặng

* Bài nói mẫu tham khảo: 

Kính thưa thầy/ cô giáo và các bạn! Trong những tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu các văn bản: “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê), các văn bản đó đều có những nội dung thể hiện lòng yêu nước. Vậy lòng yêu nước là gì và được biểu hiện cụ thể như nào chắc hẳn trong mỗi bạn ngồi đây đều có câu trả lời riêng của mình. Bản thân tôi nhận thấy cả ba văn bản đều có nội dung liên quan đến tinh thần yêu nước nhưng mỗi văn bản có cách thể hiện rất khác nhau.

Trước hết chúng ta cần hiểu yêu nước là yêu mảnh đất mình sinh ra và lớn lên, yêu tiếng nói, yêu con người; là hành động sẵn sàng đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc mỗi lúc nguy nan. Vì thế mà biểu hiện của lòng yêu nước cũng khác nhau ở mỗi thời, mỗi hoàn cảnh.

Trong thời chiến tranh loạn lạc, tình yêu nước được biểu hiện là đấu tranh chống giặc ngoại xâm, như nhân vật Võ Tòng trong “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi). Võ Tòng yêu nước được thể hiện ở việc giết tên địa chủ tham lam độc ác, ở việc làm những mũi tên tẩm độc để bắn giặc Pháp. Hành động làm vũ khí thầm lặng nhưng lại thể hiện được tấm lòng lớn lao, chính vì thế mà ông Hai đã trịnh trọng cảm ơn người anh em của mình “xin đa tạ chú! Đa tạ chú!”. Lời cảm ơn không chỉ của ông Hai mà còn của nhân dân, đất nước.

Tình yêu nước còn được thể hiện ở việc yêu tiếng mẹ đẻ, trân trọng, giữ gìn tiếng mẹ đẻ. Nhân vật thầy Ha-men trong “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê) là gương mặt tiêu biểu cho tấm lòng yêu nước tha thiết ấy. Được tin buổi học cuối cùng, thầy đã ăn vận trang trọng khác mọi ngày với chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen…mũ lụa đen thêu, thái độ dịu dàng ân cần với học trò. Bài giảng cuối cùng của thầy say sưa dịu dàng về thứ tiếng mà thầy cho là hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất và thầy nhấn mạnh phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó. Tình cảm của thầy H-men còn được thể hiện trong những dòng chữ cuối cùng, cầm một hòn phấn dằn mạnh hết sức và thầy viết thật to “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.

Đó là tình yêu nước trong thời chiến tranh, lọa lạc, còn ở thời bình tình yêu nước lại được biểu hiện ở tình yêu gia đình, tình yêu giữa con người với von người, ở việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Trong văn bản “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) tình yêu nước là câu chuyện về nhân vật lịch sử như Lý Nhật Quang chăm lo cho đời sống nhân dân, là phê phán vua Thục Phán chủ quan khinh địch để mất nước của cụ Phó bảng và các con. Yêu nước còn là việc am hiểu, giải thích cặn kẽ về các địa danh như hòn Hai Vai, núi Trống Thủng, núi Cờ Rách… là nhớ ơn đại thi hào Nguyễn Du…

Như vậy chúng ta không nên hiểu lòng yêu nước một cách hạn hẹp, chẳng hạn quan niệm: chỉ ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Yêu nước còn được thể hiện bằng nhiều cách thức, nhiều hành động ... khác nhau. Bản thân tôi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc học hành thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ và thầy cô, hòa thuận với an hem, bạn bè. 

Trên đây là bài nói của tôi về lòng yêu nước qua các văn bản đã học, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư