Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn (10 câu) có sử dụng phép nối cảm nhận về bức tranh thiên nhiên, và cuộc sống con người trong khổ 2 bài "Xuân về" (Nguyễn Bính)

vt đoạn văn (-10 câu) có sử dụng phép nối cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong khổ 2 bài xuân về ( nguyễn bính)
 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
69
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong khổ 2 của bài thơ "Xuân về" của Nguyễn Bính, thiên nhiên hiện lên rực rỡ, tràn đầy sức sống và sắc màu thơ mộng. Cảnh sắc mùa xuân với những cơn gió nhẹ nhàng, cây cối đâm chồi nảy lộc mang lại cảm giác tươi mới và ấm áp. Những cánh hoa khoe sắc thắm như chào đón ngày lễ hội, biểu trưng cho niềm vui và hi vọng của con người. Trong khi đó, cuộc sống bên dưới cũng sôi động không kém, khi mà tâm hồn của mọi người hòa cùng nhịp sống của thiên nhiên. Những tiếng cười nói, tiếng nhạc rộn ràng hòa quyện vào không gian, làm cho mọi cảnh vật trở nên sinh động hơn. Những hình ảnh con người chào đón mùa xuân càng làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên tươi sáng. Mọi người cùng nhau sum họp, gắn bó, thể hiện tình đoàn kết và lòng yêu thương. Trong sự giao thoa giữa thiên nhiên và con người, ta cảm nhận được một nguồn cảm hứng mãnh liệt, một niềm hy vọng vào tương lai tươi sáng. Từ đó, bức tranh mùa xuân không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là đời sống tâm hồn của con người đang rực rỡ và đầy sức sống.
1
0
QCường
19/10 21:04:02
+5đ tặng

Thi sĩ Nguyễn Bính xuất hiện trong phong trào "Thơ mới" trước năm 1945. Phong cảnh đồng quê, hình ảnh cô thôn nữ, bến đò ngang, phiên chợ Tết... được Nguyễn Bính nói lên một cách bình dị, thân mật đáng yêu. "Tương tư", "Chợ Tết", "Mưa xuân", "Xuân về",... là những bài thơ hay của ông được nhiều người yêu thích.

Bài thơ "Xuân về" là một bức tranh xuân có bốn cảnh xinh xắn, thân mật về đồng quê. làng quê Việt Nam hơn 60 năm về trước. Con người và cảnh sắc nông thôn đã được thi vị hóa qua một hồn thơ lãng mạn tài hoa.

Cảnh xuân thứ nhất nói về cô thôn nữ khi gió đông (gió xuân) thổi về. Gió xuân mang hơi ấm và khí xuân làm hồng lên đôi má "gái chưa chồng", tuổi xuân mơn mởn. Cô láng giềng, cô hàng xóm của nhà thơ bâng khuâng nhìn trời với “đôi mắt trong" như đang ước hẹn, đợi chờ ai... Bức tranh xuân trẻ trung, tình tứ được chấm phá qua hai hình ảnh "màu má gái chưa chồng" và "đôi mắt trong" của cô hàng xóm đang "ngước mắt" nhìn trời xuân:

"Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong "

Cảnh xuân thứ hai vừa đẹp, vừa sống động, hồn nhiên và tươi xinh. Gió xuân thổi về từng trận rồi "gió bay đi", gợi lên sự phơi phới. Sau những tháng ngày mưa xuân, mưa bụi trắng trời, nay mưa đã tạnh, bầu trời rất đẹp, một không gian ấm áp: "giời quang, nắng mới hoe". Nắng mới là nắng đầu xuân: "nắng mới hoe" là nắng hồng nhạt, cỏ cây đâm chồi nảy lộc:

"Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?"

"Lá nõn" là những mầm lá, những lá non màu xanh mượt, "nhành non" là những cành tơ mới nẩy lộc có nhiều lá nõn màu xanh như ngọc. Nhà thơ sung sướng ngạc nhiên nhìn “lá nõn, nhành non" rồi thốt lên câu hỏi "ai tráng bạc".

Lá xuân mỡ màng, non tơ sáng ngời lên lấp lánh. Các chữ: "nõn", "non", 'bạc?", đã gợi lên sắc xuân và sức xuân kì diệu. Thi sĩ Xuân Diệu cũng đã nói hoa, lá, cành mùa xuân, cũng nói đến "cành tơ" đầy gợi cảm:

"Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất... "

("Vội vàng")

Cảnh xuân càng trở nên rộn ràng, vui tươi và hồn nhiên khi xuất hiện "Từng đàn con trẻ chạy xum xoe". Các em nô đùa, các em đón nắng mới, các em theo bà, theo chị đi trẩy hội mùa xuân. Cảnh xuân càng trở nên ý vị đậm đà.

Nét xuân đẹp thứ ba trong bức tranh xuân của Nguyễn Bính mở ra một không gian nghệ thuật rộng lớn gợi lên cái hồn quê buổi xuân về. Giêng hai là thời gian nông nhàn, bà con dân cày "nghỉ việc đồng", ai nấy đều tíu tít trong lễ hội mùa xuân. Cánh đồng làng bát ngát "lúa con gái mượt như nhung". Một so sánh rất hay, rất gợi cảm làm hiện lên những cánh đồng quê lúa xanh thẫm, biển lúa êm đềm "mượt như nhung". Vườn tược, xóm thôn nở trắng màu hoa cam, hoa bưởi "ngào ngạt hương bay". Mùi thơm nồng nàn, quấn quít "bướm vẽ vòng". Cảnh bướm, hoa trong vườn xuân thật trữ tình nên thơ:

"Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm lượn vọng. "

Chữ "đầy", chữ "ngào ngạt" là hai nét vẽ gợi lên cái thần, cái hồn của vườn xuân chốn quê. Nguyễn Bính đã đem cái tình yêu mùa xuân, yêu làng mạc đồng quê để viết nên những câu thơ tuyệt bút về hương hoa, về bướm hoa trong mùa xuân.

Một nét đẹp nữa trong bức tranh "Xuân về" là cảnh đi trẩy hội. "Một đôi cô" duyên dáng, tươi xinh trong bộ đồ dân tộc: "yếm đỏ khăn thâm" đi trẩy hội chùa. Các cụ già, bà già "tóc bạc" lưng còng, tay chống gậy trúc, vừa đi vừa lần tràng hạt, miệng lầm rầm tụng nam mô. Có cái phơi phới, say mê của cô gái quê. Có cái phúc hậu, thánh thiện của tuổi già. Cảnh trẩy hội xuân vừa tưng bừng náo nhiệt, vừa dân dã hồn hậu đáng yêu. Ta cảm thấy như mình đang được sống lại lễ hội mùa xuân của làng quê hơn trăm năm về trước:

"Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Tay lần tràng hạt miệng nam mô".

"Xuân về" là một bài thơ xuân đẹp, cho ta nhiều ấn tượng và yêu thích. Những nét vẽ về "lá nõn, nhành non...", về lúa con gái, "mượt như nhung", về hoa bưởi hoa cam rụng đầy vườn "ngào ngạt hương bay", với "bướm vẽ vòng", tất cả đã gợi lên một bức tranh xuân tươi đẹp, đầy hương sắc, rất mặn mà, thân thuộc. Bức tranh xuân ấy còn có hình ảnh thiếu nữ với má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng, với "yếm đỏ khăn thâm"-, còn có bà già đi hội, chống gậy trúc, lần tràng hạt, miệng nam mô. Cảnh xuân, tình xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị, mộc mạc, rất thân thuộc đậm đà, đáng yêu. Nguyễn Bính đã gợi lên cái hồn quê nơi thôn quê, đã để thương để nhớ trong lòng người bấy nay.

Tình quê, hồn quê là nét đẹp trong "Xuân về" của Nguyễn Bính. Thơ trong sáng, dung dị vơi đầy một tình xuân đồng quê đầm ấm và rung động, thiết tha. Thơ Nguyễn Bính dịu dàng, êm đẹp như ca dao, dân ca.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Minh Tuấn
19/10 21:04:44
+4đ tặng

Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Bính Thuyết, sinh năm 1919 tại thôn Thiệu Vịnh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong một gia đình nhà Nho nghèo. Mồ côi mẹ từ lúc còn nằm nôi, lên 10 tuổi Nguyễn Bính đã phải theo anh là Nguyễn Mạnh Phác (nhà văn Trúc Đường) ra Hà Nội giúp nhau kiếm sống. Nguyễn Bính ba lần vào Nam, để lánh chuyện bị chính quyền Pháp làm khó dễ. Nguyễn Bính đã đổi tên trong căn cước thành Nguyễn Bính Thuyết. Nguyễn Bính làm thơ khá sớm. Cô hái mơ là bài thơ đăng báo đầu tiên. Năm 1937, ông được giải thưởng Tự lực Văn đoàn với tập thơ Tâm hồn tôi. Từ đó, người đọc quý mến Nguyễn Bính bởi ông đã tạo được phong vị thơ đặc biệt cho mình: phong vị lục bát ca dao. Bài thơ Xuân về lại mang phong vị khác cho bạn đọc: phong vị thơ mới thất ngôn.

Ít có nhà văn, nhà thơ nào không ghi cảm nhận về mùa xuân của mình lên trang giấy. Mỗi người một nét nhìn, một phong vị văn thơ khác nhau nhưng hầu như ai cũng ca ngợi sức sống của đất trời, của con người mùa xuân. Với Nguyễn Bính mùa xuân bao trùm lên tất cả. Trong bốn khổ thơ bảy chữ tác giả là người quan sát và miêu tả bằng những câu thơ trong sáng, nhẹ nhàng. Nét xuân đầu tiên mà nhà thơ cảm nhận từ một vị trí gần với nhà thơ nhất:

Đã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

“Xuân về" đầu tiên mà Nguyễn Bính “thấy” chỉ là cảm nhận qua tác nhân khác, qua hình ảnh khác. Tác nhân ấy là “gió đông”, có thể không còn làm da lạnh buốt khiến nhà thơ cảm nhận là xuân đang về và tác nhân ấy chính là “cổ hàng xóm" mới lớn có “màu má - đôi mắt trong" biểu hiện sức sống dạt dào, thanh tân của những ngày đầu năm mới. Xuân gần là ở đó, là ở gió, là cô láng giềng đang lơ đãng nhìn trời dưới mái hiên...

Rồi xa hơn một chút:
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh giời quang nắng mới hoe
Lá nõn nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi.

Khung cảnh thật tươi sáng và trong lành. Trời không mưa. “Gió về từng trận gió hay đi", câu thơ mang lại cho người đọc không khí mát mẻ, nhẹ nhàng mà không là gió lốc, gió xoáy. “Lá nõn nhành non ai tráng bạc" là một câu thơ đẹp về hình ảnh, hay về nội dung. Đẹp về hình ảnh “lá nõn nhành non” và nghệ thuật so sánh “ai tráng bạc”; hay là ở chỗ nó làm phong phú thêm sắc màu tươi trẻ của ngày xuân, làm cái nền rất phù hợp với niềm vui của “đàn con trẻ”. Bức tranh xuân về mở rộng thêm:

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương hay, bướm vẽ vòng.

Không gian bức tranh Xuân về mở rộng thành một tổng thể. Từ mái hiên hàng xóm, lá nõn nhành non rộng ra khu vườn với màu sắc của hoa bưởi hoa cam ngọt ngào hương thơm và đầy ong bướm lượn. Tất cả nằm trong khung nền của cánh đồng làng “lúa thì con gái mượt như nhung". Lúa đang lớn, đang vào lúc sắp trổ bông lá xanh mềm mại trải khắp. Lúc này, nhà nông nhàn nhã nghĩ tới việc “tháng giêng ăn tết ở nhà"

Phần cuối cùng của bức tranh tổng thể Xuân về là hình ảnh

Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt miệng nam mô.

Nếu ở hai khổ thơ giữa nhà thơ miêu tả cảnh cây cỏ, ruộng lúa,... là chính thì ở khổ thơ trên nhà thơ lại tập trung miêu tả về con người đang đón xuân về, đặc biệt là các cô gái và các cụ bà. Ba khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả xuân đang về với con người, còn ở khổ thơ này thì xuân đã về, con người thực sự đón xuân. Một trong những hình thức đón xuân ấy là “trẩy hội chùa”. Cảnh trong khổ thơ là cảnh làng quê miền Bắc vào những năm trước Cách mạng tháng Tám. Đi trẩy hội chùa phần lớn là người già và các cô gái. Quanh năm chân lấm tay bùn, quần áo bạc màu mưa gió. Nhân xuân về, các cô diện “yếm đỏ khăn thâm” dắt bà thong thả đến chùa cầu phước.

Như trên đã viết, Xuân về mang một phong vị khác trong thơ ca của Nguyễn Bính. Cảnh Xuân thì vẫn là cảnh đầy sức sống với cảnh sắc tươi sáng, trong lành của làng quê Việt Nam nhưng những dòng thơ về cảnh sắc ấy lại là những dòng thơ mới đang trong thời khuấy động thành phong trào. Riêng về Xuân về mà xét thì đó là một bài thơ hay trong những bài thơ ghi lại những hình ảnh đặc trưng của quê Việt vào những năm đầu của thế kỉ XX.

1
0
Duy Lê
19/10 21:08:59
+3đ tặng
Khổ thơ thứ hai trong bài thơ "Xuân về" của Nguyễn Bính vẽ nên bức tranh thiên nhiên sống động, nơi cảnh vật và con người hòa quyện vào nhau. Mùa xuân là thời điểm mà mọi thứ đều trở nên rực rỡ hơn, với những bông hoa khoe sắc, những chú chim ríu rít trên cành. Không gian ngập tràn hương thơm và ánh sáng, làm bừng sáng tâm hồn con người. Mỗi chi tiết nhỏ trong thiên nhiên đều gợi lên những kỷ niệm ngọt ngào, như những đứa trẻ chạy nhảy, cười đùa, mang đến niềm vui cho cuộc sống. Điều này cho thấy rằng thiên nhiên không chỉ là bối cảnh mà còn là nguồn cảm hứng, nuôi dưỡng tâm hồn con người. Qua những hình ảnh tươi đẹp đó, người đọc cảm nhận được niềm hạnh phúc giản dị và sâu sắc, từ đó càng thêm yêu quý cuộc sống và thiên nhiên xung quanh. Những cảm xúc ấy như nhắc nhở ta về sự quý giá của từng khoảnh khắc sống trong sự giao thoa giữa thiên nhiên và con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k