Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Balzac trong tác phẩm Tấn trò đời đã từng khẳng định: “Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”. Qua tác phẩm "Cổ tích", nhà văn Lê Văn Nguyên đã phản ánh hiện thực cuộc sống một cách chân thực, sinh động. Từ đó tác phẩm cũng góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp.
Truyện ngắn Cổ tích của Lê Văn Nguyên là một tác phẩm chứa đựng nhiều giá trị sâu sắc và ý nghĩa nhân văn. Truyện đã chạm đến lòng người đọc không chỉ bởi cốt truyện giản dị mà còn bởi cách tác giả truyền tải những thông điệp về tình yêu thương, lòng nhân hậu và sự kết nối giữa các thế hệ. Tác phẩm khắc họa một bức tranh dung dị về cuộc sống gia đình, qua đó ca ngợi giá trị của những điều giản dị trong cuộc sống đã gắn kết những con người cùng khổ với nhau.
Truyện ngắn "Cổ tích" của Lê Văn Nguyên kể về cuộc đời của một bà cụ kẹo và một người phụ nữ tên Chị Cỏ Bò, cả hai đều có hoàn cảnh cơ cực, khó khăn, đơn độc. Bà cụ sống nhờ gánh kẹo của mình, để nuôi sống được cả ba mẹ con, nhưng rồi khi về già lại phải sống trong cảnh nghèo khó, cô đơn. Tình huống truyện bắt đầu khi bà gặp được chị Cỏ Bò - một người phụ nữ nghèo sống bằng nghề cắt cỏ thuê cũng có số phận khó khăn như mình. Hai người cùng cảnh ngộ tìm thấy nhau nên họ có thể cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc, sự an ủi cho hoàn cảnh. Rồi một ngày bà kẹo không qua khỏi, bà trăn trối mang nỗi niềm hy vọng chị có thể sống tốt hơn, vượt qua những thách thức cuộc đời. Dù chỉ là người con nuôi nhưng điều đó đã động viên bà suốt quãng đời còn lại, khâu nhẫn vàng của bà chính là tấm lòng, di sản cuối cùng mà bà kẹo có thể dành tặng chị Cỏ Bò.
Bà cụ hiện lên là hình ảnh tiêu biểu của những con người già nua, cơ cực, sống bên lề xã hội. Cuộc đời bà là chuỗi ngày dài lang thang kiếm sống nhờ những lọ kẹo bột, kẹo vừng cùng chum nước lã. Tuy sống trong nghèo khó, bà vẫn giữ được sự nhân hậu, giàu tình yêu thương, đặc biệt là khi gặp chị cỏ bò – người cùng cảnh ngộ.Lòng nhân hậu của bà cụ không chỉ được thể hiện qua những hành động mà còn qua lời nói. Lời dặn dò cuối cùng của bà dành cho chị cỏ bò:“Nhớ mẹ có đi, con nhớ thay sống cho mẹ nhé!”Lời nói ấy vừa như một di nguyện, vừa như một sự gửi gắm tình cảm thiêng liêng. Bà không có điều kiện để chăm sóc chị như một người mẹ thực thụ, nhưng bà mong chị sống thay cho mình, tiếp tục gìn giữ tình người mà bà đã trao đi.Chi tiết bà cụ để lại vài khâu nhẫn vàng ở cuối truyện là một nút thắt bất ngờ, giàu giá trị biểu tượng. Những chiếc nhẫn vàng ấy không chỉ là tài sản vật chất mà bà tích góp cả đời mà còn là minh chứng cho tình yêu thương bao la của bà. Trong hoàn cảnh nghèo khó, bà không dùng vàng để cải thiện đời sống của mình mà lại giữ lại như một món quà dành tặng cho chị cỏ bò – người con nuôi mà bà quý như con ruột.Hành động này thể hiện rõ nét đức hi sinh cao cả của bà. Bà cụ là hiện thân của sự hiền hậu, lòng nhân ái, đức bao dung. Cái chết của bà, dù đau thương, lại được soi sáng bởi tình yêu thương và sự sẻ chia, làm cho hình ảnh bà trở nên bất tử trong lòng độc giả.
Văn học ở bất kì thời đại nào muốn phản ánh hiện thực đời sống đều phải thông qua các hình tượng nhân vật điển hình. Chị cỏ bò là hình ảnh của những con người nghèo khổ, lao động vất vả để mưu sinh. Cái tên “cỏ bò” mà người phố đặt cho chị không chỉ nói lên nghề nghiệp cắt cỏ thuê mà còn phản ánh sự thấp bé, nhỏ nhoi của chị trong xã hội. Tuy nhiên, đằng sau cái tên ấy là một trái tim giàu lòng nhân ái.Cuộc gặp gỡ giữa chị và bà cụ đã làm thay đổi cuộc đời cả hai. Dẫu bản thân khốn khó, chị vẫn sẵn sàng đưa bà cụ về căn lều tồi tàn của mình, chia sẻ từng bữa cơm đạm bạc, từng đêm đông giá rét. Căn lều nhỏ của chị trở thành tổ ấm đầy tình thương, nơi mà hai con người cô đơn tìm thấy sự an ủi và chỗ dựa tinh thần.Khi bà cụ qua đời, chị cỏ bò đã thể hiện tình cảm sâu sắc của mình qua hình ảnh đầy xúc động:“Chị chỉ biết cuống quýt hai bàn tay xoa xoa, nắn nắn tấm thân già nguội giá.”Hành động này không chỉ là biểu hiện của sự đau xót mà còn cho thấy tấm lòng biết ơn và tình thương chân thành của chị dành cho người mẹ nuôi.Chi tiết chị tìm thấy những khâu nhẫn vàng ở cuối truyện đã đẩy cảm xúc của độc giả lên cao trào. Hành động “sụp xuống, tức tưởi: ‘Mẹ ơi…’” của chị thể hiện nỗi xúc động nghẹn ngào khi nhận ra tình yêu thương và đức hi sinh của bà cụ dành cho mình. Chị cỏ bò, qua đó, trở thành biểu tượng của lòng biết ơn và sự trân trọng tình người.
Tác giả Lê Văn Nguyên đã khéo léo xây dựng tình huống truyện đầy tính nhân văn. Sự gặp gỡ tình cờ giữa bà cụ và chị cỏ bò dưới gốc đa không chỉ là bước ngoặt trong cuộc đời hai nhân vật mà còn là khởi đầu cho một câu chuyện cảm động về tình người.Ngôn ngữ kể chuyện giản dị, đời thường nhưng giàu cảm xúc. Cách miêu tả bối cảnh chi tiết – từ cái nóng gay gắt của trưa hè đến cái lạnh buốt giá của mùa đông – làm nổi bật sự khốn khó mà hai nhân vật phải đối mặt.Tình tiết bất ngờ ở cuối truyện – khi chị cỏ bò tìm thấy những khâu nhẫn vàng – không chỉ tạo điểm nhấn mà còn làm sâu sắc thêm ý nghĩa của câu chuyện. Tình yêu thương và đức hi sinh của bà cụ trở thành giá trị trung tâm, khiến người đọc không khỏi xúc động và suy ngẫm.Ngoài ra, tác giả đã kết hợp hài hòa giữa hiện thực và màu sắc cổ tích. Dù bối cảnh câu chuyện đầy khó khăn, truyện vẫn toát lên niềm tin vào tình người và những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Chi tiết những khâu nhẫn vàng giống như một phép màu, làm sáng lên hình ảnh bà cụ – người mẹ nuôi hiền hậu trong “câu chuyện cổ tích” của thời hiện đại.
Truyện ngắn “Cổ tích” gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa về tình yêu thương và lòng nhân ái. Tình người là ánh sáng giúp con người vượt qua nghèo đói, khó khăn. Câu chuyện còn nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm đối với những người bất hạnh xung quanh. Một hành động nhỏ của tình yêu thương cũng có thể làm thay đổi cuộc đời người khác.
Nhà văn là kẻ đã dùng những hình tượng và từ ngữ hoàn chỉnh lạ lùng để cô đặc lại những ý nghĩ, những cảm xúc, những giọt máu và những giọt lệ cay đắng, nóng bóng của thế gian này. Hơn bất kì một nghề nghiệp, tôi yêu nghề văn bởi hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của tôi và hiện thực cuộc đời dắt tôi đến một chân trời mới, một tâm hồn mới và những điều kì diệu chỉ thấy trong mơ
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |