Có ý kiến cho rằng: "Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự" sống bằng tâm trí của người đọc". Có những tác phẩm chỉ đọc một lần, nhưng nhân vật trong tác phẩm lại có khả năng "bám rễ" sâu trong ấn tượng của người đọc. Chẳng phải đó là sức sống của Chí Phèo, Thị Nở, lão Hạc trong văn Nam Cao, của chị Dậu trong văn Ngô Tất Tố, Xuân tóc đỏ trong văn Vũ Trọng Phụng.. đó sao? Đến với trang văn của nữ văn sĩ trẻ Nguyễn Ngọc Tư, người đọc cũng sẽ không quên được một anh Hết tốt tính, hiếu thảo, hiểu chuyện trong truyện ngắn "Hiu hiu gió bấc".
Mỗi nhà văn có một vùng sáng tác riêng, Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của những câu chuyện đời thường, giản dị. Nhân vật trong trang văn của chị thường là những người nông dân hiền lành, chất phác, những em bé thôn quê. Có lẽ, tất cả những con người ấy đều gặp nhau ở một điểm: Sống tình nghĩa. Anh Hết trong "Hiu hiu gió bấc ç" là một chàng trai mồ côi, thiếu thốn tình cảm của mẹ từ nhỏ, lớn lên phải làm đủ việc mưu sinh nuôi cha. Cuộc đời nhiều éo le nhưng anh lại là người con vô cùng hiếu thảo. Phẩm chất ãy được nhà văn tập trung khắc họa xuyên suốt câu chuyện, qua hàng loạt các chi tiết rất đỗi đời thường. Vậy mà, đọc tới đâu, anh đều khiến người đọc rưng rưng, nghèn nghẹn.
Tình cảm cha con vốn là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng. Không có hơi ấm của mẹ, anh Hết dồn hết tình cảm yêu thương cho cha mình. Có lẽ anh thấu hiểu được nỗi vất vả của cảnh gà trống nuôi con, thấu hiểu nỗi buồn của người chồng không có sự động viên đỡ đần của người phụ nữ bên cạnh, nên anh thương cha bội phần. Từng chi tiết kể về anh đều mang cái nâng niu, trân trọng của nhà văn đến nhân vật của mình.
Với cách "vẽ mây nẩy trăng", anh Hết xuất hiện ở phần đầu tác phẩm qua những lời người ta nhắc tới anh. Thật khiến ta tò mò, anh như thế nào mà người ta nhắc anh nhiều hớn chủ tịch tỉnh đi họp. Xem ra anh "hót" dữ? Thì ra, anh từ lâu đã trở thành "tãm gương" để các bà mẹ răn dạy con mình về sự chịu thương chịu khó và lòng hiếu thảo với cha. Cách mở truyện tự nhiên, gây tò mò đã tạo ấn tượng về nhân vật chính với những nét tính cách cơ bản.
Vẻ đẹp của anh Hết dần dần được hé lộ ở phần tiếp theo. Mỗi đoạn truyện là một chi tiết nhỏ, cả câu chuyện là hàng loạt những chi tiết nhỏ. Từng chi tiết như từng mảnh ghép mang đến cho người đọc cái nhìn trọn vẹn về bức chân dung nhân vật chính.
Nhà bị cha làm cháy trụi lúc thổi cơm, anh Hết không trách mắng cha, lụi cụi dựng lại căn chòi trên nền đất cũ và kiêm luôn việc nấu nướng cho cha. Anh sợ cha làm cháy nhà hay sợ việc cháy nhà sẽ nguy đến tính mạng cha? Có lẽ là cả hai. Hành động "chổng mông thổi lửa" của anh chân thật quá, khiến ta vừa hình dung cái cảnh lóng ngóng của một gã trai phải lo việc bếp núc, vừa khiến ta cảm tình vì sự tận tụy, không ngại việc của anh. Chi tiết anh dọn sẵn cớm, chờ kì được cha anh về mới bắt đầu ăn cùng cha khiến ta rưng rưng. Anh chẳng nõ̃ ăn cơm trước, dù có bận chờ cha đến ngủ quên, chỉ vì suy nghĩ vô cùng giản dị: Mâm cớm có ấm cúng, tía tôi mới vui miệng, ăn nhiều. Anh hiểu chuyện đến mức khiến người khác cảm động. "Làm một mình đau tức, ăn một mình cực thân", sống cảnh neo người, anh hiểu hơn ai hết nỗi tủi cực khi phải ăn một mình, nên anh quyết chờ cha, để cha vui vẻ, ăn nhiều. Suy nghĩ của anh đớn giản vậy thôi, mà tấm lòng anh đẹp quá. Có lẽ đọc đến đây, không ít người sẽ giật mình vì chưa chắc có được suy nghĩ như anh.
Lòng anh thương cha đến nỗi có thể hiểu trong lời ru của cha khi xưa là nỗi buồn đứt ruột của cảnh vợ chồng li tán, gà trống nuôi con. Nên mối khi đặt lưng nằm xuống, nghe vẳng trong tâm trí tiếng ru từ hoài niệm vọng về, anh càng thương ông hớn. Điểm nhìn của người kể chuyện đến đây trùng khít với điểm nhìn của nhân vật, khiến ta hiểu rõ hơn suy nghĩ, sự cảm thông của anh Hết dành cho cha mình.