Quá trình tái bản DNA thể hiện sự sao chép thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể:
- DNA được bắt đầu tổng hợp từ một điểm (hoặc tại nhiều điểm, đối với sinh vật nhân thực) tạo nên hai chạc sao chép ngược chiều nhau.
- Enzyme DNA polymerase đọc thông tin trên mạch khuôn theo chiều 3'→ 5' và tổng hợp mạch mới theo chiều 5'→ 3' theo nguyên tắc bổ sung A – T, G - C. Tuy vậy, mạch mới chỉ được tổng hợp khi có đoạn mồi là RNA cung cấp đầu 3'.
- Do DNA được cấu tạo gồm hai mạch ngược chiều nhau và phức hợp enzyme DNA polymerase gồm hai enzyme tổng hợp hai mạch mới cùng lúc và di chuyển theo cùng một chiều nên hai mạch của phân tử DNA được tổng hợp theo hai cách khác nhau, một mạch tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp theo từng đoạn Okazaki rồi nối lại với nhau.
- DNA được tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn (phân tử DNA mới gồm một mạch cũ và một mạch mới).
→ DNA được tái bản theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn nên nếu không có sai sót thì kết thức quá trình tái bản, từ một DNA thường tạo ra hai phân tử mới giống nhau và giống phân tử DNA mẹ. Sau đó, hai phân tử DNA mới này được phân chia cho 2 tế bào con trong quá trình phân bào, đảm bảo cho thông tin di truyền trên DNA được truyền đạt gần như nguyên vẹn qua các thế hệ tế bào và cơ thể.