Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Về mặt loại hình, Vườn cung đình Huế có thể chia làm 3 loại chính sau:
– Cung uyển: Là loại vườn nằm ngay trong hoàng cung. Trong thời Nguyễn, hoàng cung Huế từng có 5 khu vườn thuộc dạng này là: vườn Thiệu Phương, Ngự Viên, Cơ Hạ, Hậu Hồ và cung Trường Ninh. Các khu vườn này đều có quy mô tương đối nhỏ nhưng lại có vai trò rất quan trọng, vì nằm ngay trong cung cấm, là nơi nghỉ ngơi thư giãn của hoàng đế và các thành viên hoàng gia.
– Biệt cung, ly cung: Là các trang viên nằm tách biệt khỏi hoàng cung, có thể nằm trong hay ngoài kinh thành, số vườn loại này không nhiều nhưng đều là những khu vườn được xây dựng công phu, cầu kỳ. Loại hình này có khi là biệt cung của một vị hoàng đế (như cung Khánh Ninh của vua Minh Mạng, cung Bảo Định của vua Thiệu Trị, vườn Dữ Dã của vua Tự Đức), hoặc là ly cung của nhiều triều vua (hồ Tịnh Tâm, vườn Thư Quang, vườn Thường Mậu, vườn Thường Thanh).
– Vườn hoàng gia: Là loại hình vườn có số lượng khá phong phú (khoảng 15 khu vườn, như vườn Xuân Viên, Chí Khánh, Phong Trạch, Diễm Lục…), chủ yếu nằm ở phía Tây bên ngoài Kinh thành, thuộc vùng Kim Long, Vạn Xuân ngày nay. Đa số chúng là những vườn trồng cây ăn quả, cây hoa lớn, ít có công trình kiến trúc. Đây là những khu vườn được xây dựng đồng loạt cuối thời Minh Mạng để dành cho nhà vua cùng gia đình thỉnh thoảng về nghỉ ngơi thư giãn.
– Vườn lăng: Thực chất đây là những khu lăng tẩm hoàng đế với quy mô rất lớn được quy hoạch theo phong cách vườn sinh thái, phong thủy. Tiêu biểu nhất là 4 khu lăng của các vị hoàng đế đầu triều: Thiên Thọ Lăng (lăng vua Gia Long), Hiếu Lăng (lăng vua Minh Mạng), Xương Lăng (lăng vua Thiệu Trị) và Khiêm Lăng (lăng vua Tự Đức). Có thể xem đây là một loại hình vườn đặc biệt, một thành tựu đặc sắc của kiến trúc cung đình Huế mà chúng tôi sẽ đề cập sâu hơn trong bài viết sau.
Nghiên cứu về hệ thống vườn cung đình Huế, dù ở các loại hình khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều có một số đặc điểm nổi bật sau:
– Yếu tố mặt nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và cấu trúc các Ngự viên. Hầu như tất cả các ngự viên của triều Nguyễn đều gắn với mặt nước rộng lớn, tiêu biểu như Doanh Châu, Cơ Hạ viên, Tịnh Tâm hồ… kể cả các khu lăng tẩm của triều Nguyễn cũng có diện tích mặt nước rất lớn. Bên cạnh đó, nghệ thuật kết hợp giữa kiến trúc với yếu tố mặt nước theo thủ pháp “Thần tiên tam đảo” đã đạt đến trình độ rất cao4.
Bên cạnh đó, sự kết hợp sơn – thủy thông qua sự phối trí giữa dòng nước với các non bộ, giả sơn cũng hết sức phổ biến và đạt đến trình độ tinh tế.
– Quy mô các vườn Ngự thời Nguyễn đều khá khiêm tốn, (trừ các khu lăng tẩm), nhưng các loại hình kiến trúc rất đa dạng. Ở các triều đại trước thời Nguyễn, do thiếu tư liệu nên hầu như chúng ta chỉ biết được phần nào hình ảnh của những cung uyển (vườn xây ngay trong cung cấm). Nhưng dưới thời Nguyễn thì loại hình vườn cung đình rất đa dạng.
Các vườn Ngự triều Nguyễn thường chỉ có quy mô vài ba mẫu, Tịnh Tâm hồ thuộc hàng lớn nhất cũng chỉ đạt đến 20 mẫu (10ha), tuy nhiên các công trình kiến trúc trong vườn lại rất phong phú về thể loại và đa dạng về hình thức. Về thể loại thì có điện, đường, lâu, các, tạ, quán, tự, trai, đình, hiên, lang, kiều, cống… . Về hình thức, thì có loại 1 gian, 3 gian, 5 gian, một tầng, 2 tầng, 3 tầng..; bình diện hình vuông, tròn, lục giác, bát giác..; mái lợp ngói ống, ngói âm dương, ngói liệt, men vàng, men xanh..; hành lang thì có trường lang, dực lang, vạn tự hồi lang… Các công trình này hầu hết đều có quy mô nhỏ, kết cấu có thể đơn giản nhưng rất tinh xảo và trang nhã, được bố trí hài hòa với cảnh trí chung. Nổi bật trong các loại hình kiến trúc trong các Ngự viên thời Nguyễn là kiểu kiến trúc hành lang. Đây là một dạng kiến trúc đơn giản, nhưng khá đa dạng về kiểu thức: Hành lang, trường lang, hồi lang, dực lang, thủy lang… chủ yếu đóng vai trò nối kết giữa các công trình chính. Nhờ sự ứng dụng linh hoạt mà loại hình kiến trúc tưởng như phụ này lại tạo nên một vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển rất riêng của các Ngự viên. Kiến trúc hành lang đã tạo nên kết cấu “Vương Tự Điện” đặc sắc ở Trường Ninh Cung, tạo nên “Vạn Tự Hồi Lang” độc đáo ở Thiệu Phương Viên; ở Cơ Hạ Viên thì có “Tứ Phương Ninh Mật Hồi Lang”; tại Tịnh Tâm Hồ thì nhờ hệ thống hồi lang dài đến 144 gian mà 3 hòn đảo thần tiên được nối liền thông suốt với nhau…
– Đối với các hình thức đắp núi, xây non bộ, vườn cung đình Huế cũng coi trọng và xem như thành tố không thể thiếu trong cấu trúc vườn. Tuy nhiên, cả trong tư liệu và trên thực tế hiện còn đều không thấy những non bộ có quy mô lớn như ở vườn ngự Trung Quốc. Việc đắp núi và tạo các hang động cũng ít phổ biến như ở vườn Trung Quốc. Người Việt cũng ít dùng các viên đá lớn có hình thù kỳ quái xếp đơn lẻ mà chủ yếu là xây đắp các non bộ từ gạch hoặc đá nhỏ. Đây có lẽ là đặc điểm của người phương Nam, ít sùng bái đá mà chú trọng hơn yếu tố nước?
– Đối với các loại động thực vật được nuôi trồng trong vườn cung đình, nhìn chung đều là những sưu tập của các loại thực vật, động vật quý của cả nước. Thực vật thì gồm các loại kỳ hoa dị thảo đưa về từ muôn nơi; động vật thì có đủ cả chim, thú, cá cảnh quý hiếm…Nhưng đó là đối với loại hình cung uyển. Còn với các loại hình vườn cung đình khác thì chú trọng đến yếu tố tự nhiên hơn. Ở các biệt cung, li cung thời Nguyễn, cây cối phần nhiều là loài cây bản địa tự nhiên (gồm cả cây ăn quả, cây hoa, cây lấy gỗ…), cá nuôi cũng là cá tự nhiên chứ hầu như không nuôi cá cảnh nhiều màu sắc. Đặc biệt, thời Nguyễn còn có khu vườn Dữ Dã của vua Tự Đức trên đảo Dã Viên được thiết kế hết sức gần gũi với các khu vườn dân dã của xứ Huế.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |