Nhân vật Thị Mầu có lẽ là một nhân vật được bàn luận nhiều nhất trên sân khấu chèo và cả trong thế giới văn chương của Việt Nam. Khi bàn luận về nhân vật này, thường có hai luồng ý kiến trái chiều nhau. Có ý kiến cho rằng nhân vật Thị Mầu trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa (Quan Âm Thị Kính) là người lẳng lơ, xấu tính. Ý kiến khác lại khẳng định Thị Mầu là người dám sống thực với mình, đáng thương hơn đáng trách. Đầu tiên, phải nói về cách xây dựng nhân vật Thị Mầu. Nàng là một người con gái xinh đẹp, từ khuôn mặt đến dáng hình. Dưới ngòi bút của tác giả, Thị Mầu xuất hiện trên sân khấu chèo có thể làm cho người xem kinh diễm. Từ những chi tiết như bờ môi, ánh mắt, tác giả lại nói đến dáng vẻ đỏng đảnh, lả lướt phô bày hết thảy những đường cong cơ thể của người con gái. Mọi sự việc diễn ra từ ngày Mầu phải lòng với sư tiểu Thị Kính trên chùa. Mối lương duyên này đi ngược lại với thế tục, nên người đồi không ưa, Thị Kính cũng chẳng bằng lòng. Trái với thời đại, nàng lại chẳng quan tâm đến những cái yêu cầu đặt điều của người đời, chỉ quan tâm đến khao khát và ham muốn của bản thân. Vậy nên, tuân theo dục vọng đó, nàng đã quyến rũ Thị Kính. Hành động của nàng trong xã hội ấy được xem là vô đạo đức, đáng bị người đời phỉ nhổ, trừng phạt. Nhưng liệu rằng, hành động ấy đáng bị lên án như thế hay chăng? Thử hỏi rằng, nếu Mầu sinh ra trong thời hiện đại, nàng có bị vạn người thóa mạ như trước hay chăng? Có lẽ là không. Nàng sinh ra trái thời, vậy nên những khát khao ấy trở nên sai trái, trở nên ngỗ nghịch. Vậy nên, Thị Mầu đã sống thực với bản thân, nhưng lại sống sai thời đại, là một người đáng thương hơn là đáng trách.