Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích đoạn thơ sau

BÀI TẬP 3. Phân tích đoạn thơ sau.

Dạo hiện vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thặc đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết đường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bị thiết mà thôi
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương
Gà eo óc gây sương năm trống
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như hiện
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Gà eo óc gáy sương năm trống
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đẳng đẳng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gương soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phim loan ngại chùng
Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

ai mần nhanh giúp mình sẽ đánh giá 5 sao
1 trả lời
Hỏi chi tiết
23
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đoạn thơ bạn cung cấp là một tác phẩm nghệ thuật mang nặng tâm tư và tình cảm sâu sắc. Để phân tích, chúng ta có thể xem xét các yếu tố như hình ảnh, ngữ điệu, và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

**1. Hình ảnh và không gian:**
Trong đoạn thơ, không gian được mô tả rất tinh tế. Hình ảnh "dạo hiện vắng thầm gieo từng bước" gợi lên sự tĩnh lặng, cô đơn của không gian, nơi nhân vật cảm nhận được sự thiếu vắng của một người thương. Cảnh vật xung quanh dường như cũng phản ánh tâm trạng của nhân vật, với "rèm thưa" rủ xuống, tạo nên không khí u ám và nặng nề.

**2. Tâm trạng:**
Nhân vật trong đoạn thơ thể hiện một nỗi buồn sâu sắc. Những câu hỏi như "Đèn có biết đường bằng chẳng biết?" hay "Lòng thiếp riêng bị thiết mà thôi" thể hiện sự lạc lõng, không tìm thấy lối thoát. Sự so sánh với "hoa đèn" và "bóng người" tạo thành một mối liên hệ giữa tình yêu và nỗi cô đơn. Dường như ánh đèn chỉ là chứng nhân cho nỗi lòng không thể thổ lộ.

**3. Thời gian và không gian:**
Thời gian trong bài thơ trôi chậm chạp, với hình ảnh "Khắc giờ đằng đẵng" khiến cho nỗi nhớ thương càng thêm trĩu nặng. Cảm giác thời gian bị kéo dài, không chỉ là sự chờ đợi mà còn là nỗi buồn không nguôi.

**4. Sự hồi tưởng và yên lặng:**
Nhân vật không chỉ sống trong hiện tại mà còn vọng về quá khứ, với những kỉ niệm ngọt ngào được phản ánh qua hình ảnh "hương gượng đốt hồn đà mê mải". Điều này cho thấy một nguồn cảm hứng nghệ thuật mạnh mẽ và khát khao sống trọn vẹn với những kỷ niệm.

**5. Kết thúc mang nỗi buồn:**
Cuối bài thơ, đều này được nhấn mạnh khi nhắc đến "trời thăm thẳm xa vời khôn thấu." Tình yêu đích thực, mặc dù cao đẹp nhưng thường mang lại đau khổ và bi thương. Hình ảnh trời cao cũng là một biểu tượng cho những điều không thể chạm tới, những ước vọng vĩnh viễn không đạt được.

**Kết luận:**
Đoạn thơ này không chỉ chạm đến nỗi cô đơn trong tình yêu mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật sâu sắc qua hình ảnh, cảm xúc và cách diễn đạt. Nó gợi nên một không gian tâm trạng sâu lắng, như một tiếng lòng trắc ẩn đầy giá trị nhân văn. Các yếu tố này kết hợp lại để tạo ra một tác phẩm thơ đẹp và ý nghĩa, thể hiện được sự tinh tế trong cảm nhận và biểu hiện của tác giả.
0
0
Ngọc Hân
12/11 12:37:46
+5đ tặng

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Chinh phụ ngâm, nguyên văn chữ Hán, do Đặng Trần Côn sáng tác. Khúc ngâm này gồm 746 câu thơ làm theo thể trường đoản cú. Chinh phụ ngâm nói lên sự oán ghét chiến tranh phi nghĩa, đặc biệt thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi vốn ít được phản ánh trong văn học thời kì trước đó.

- Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về.

Phân tích thế giới tâm trạng của người chinh phụ

1.Thể hiện trong các hành động lặp đi lặp lại (4 câu đầu)

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước: đi đi lại lại -> bước chân chậm chạp, trĩu nặng nỗi niềm chán ngán của chinh phụ.

Bước chân này rất khác bước chân Thúy Kiều:

-          Săm săm đè nẻo Lam Kiều lần sang

-          Săm săm băng lối vườn khuya một mình

- Hết đứng lên lại ngồi xuống.

-> Sự thấp thỏm và bất an, bồn chồn

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen: hết buông rèm xuống lại cuốn rèm lên -> bồn chồn.

- Hết ngắm ra ngoài bức rèm để mong chờ tin tức tốt lành lại thẫn thờ quay vào đối diện với ngọn đèn đơn độc.

-> Những hành động này lặp đi lặp lại trong vô thức

-> Trông mong đến khắc khoải, triền miên trong vô vọng.

-> Lo lắng, bất an, bồn chồn.

2. Thể hiện qua cách cảm nhận ngoại cảnh (8 câu tiếp theo)

- Ngọn đèn: được sử dụng nhiều để nói về nỗi nhớ mong, thao thức:

+ Ca dao: Đèn thương nhớ ai

                 Mà đèn không tắt

+ Chuyện người con gái Nam Xương: người vợ nhớ chồng nên chỉ bóng người trên tường, nói với con mình đó là bố nó. -> Nỗi nhớ thương

-> Ngọn đèn xuất hiện tự nhiên, không phải là hình ảnh mới mẻ. Nhớ thương không ngủ được nên thắp đèn -> thức cùng ngọn đèn

-> Ngọn đèn vô tri vô giác nhưng là người bạn duy nhất để chinh phụ chia sẻ nỗi lòng bi thiết và buồn rầu của mình.

-> Vì vô tri vô giác nên chinh phụ rất đau khổ nhận ra rằng “Đèn có biết dường bằng chẳng biết”. Vô tri vô giác nên không thể nào vỗ về, an ủi.

=> Càng thấm thía nỗi cô đơn cùng cực của chinh phụ.

=> Ngọn đèn song hành, đồng hành nhưng không thể chia sẻ được nên vẫn là hai thực thể tách rời.

+ Nhắc đến hình ảnh “hoa đèn kia với bóng người khá thương” – hoa đèn soi bóng người cô đơn, tội nghiệp.

 Hoa đèn: tàn kết lại đầu sợi bấc đèn cháy đỏ như cái hoa đèn

-> là dấu hiệu của dầu hao, bấc hỏng.

-> chinh phụ đã thao thức rất lâu, từ đêm này sang đêm khác, triền miên và khắc khoải.

- Tiếng gà: “gà eo óc gáy sương năm trống”

“eo óc” từ láy tượng thanh diễn tả âm thanh nhức nhối, thê lương, vang lên, vọng từ xa đến cho thấy không gian tĩnh mịch, vắng vẻ.

-> Chinh phụ đã thao thức qua cả một đêm dài

- Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên

-> Báo hiện đã hết một ngày dài

“phất phơ” là từ láy tượng hình, gợi nhịp điệu chậm rãi, tẻ nhạt

-> tâm trạng con người buồn chán, ngao ngán.

=> Hai hình ảnh tương hỗ để diễn tả sự thao thức triền miên, khắc khoải của chinh phụ trong cô đơn, lê loi.

=> đau khổ trong vô vọng

=> Từ nỗi cô đơn bủa vây, chinh phụ cảm nhận thấm thía nỗi cô đơn hơn bao giờ hết:

+ Khắc giờ đằng đẵng như niên: thời gian trôi qua rất nặng nề, vô vị

Cách đo đếm thời gian trong tâm trạng buồn chán cũng được Nguyễn Du nói đến trong cảm nhận của Kim Trọng:

Sầu đong càng lắc càng đầy

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê

+ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa: nỗi buồn trải dài mênh mông đến không cùng.

-> Dùng biện pháp so sánh để diễn tả cụ thể tâm trạng của chinh phụ để thấy nỗi buồn mênh mông.

3. Thể hiện qua sự gắng gượng chạy trốn nỗi cô đơn (câu 13- câu 16)

- Gượng đốt hương:

+ để tìm sự thanh thản trong mùi trầm thoang thoảng

+ tìm sự che chở ở thế giới siêu nhiên, thần bí.

-> Trái với mục đích hướng đến của chinh phụ, thực tế lại “hồn đà mê mải”, chinh phụ càng chìm đắm sâu hơn trong sầu muộn.

- Gượng soi gương: để tìm thú vui trong việc chỉnh trang nhan sắc.

-> Nhưng khi soi gương lại phải đối diện với hai điều:

+ Đối mặt với sự cô đơn, thấm thía tình cảnh bi đát của mình: chỉ một mình mình một bóng

+ Nhận thấy tuổi xuân đang dần tàn phai.

-> Nước mắt càng thêm chan chứa “lệ lại châu chan”, càng thấy buồn khổ hơn bao giờ hết.

Đọc câu thơ này ta lại nhớ đến bài thơ “Khuê oán” – Vương Xương Linh:

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu

Xuân nhật nương trang thướng thúy lâu

Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc

Hối giao phu tế mịch phong hầu

    Người chinh phụ có chồng đi chinh chiến nơi xa. Thời Thịnh Đường rất phát triển, nhà vua mong muốn có bờ cõi không giới hạn -> chàng trai ra trận, người phụ nữ ở nhà chờ đời trong cô đơn, sầu muộn. Ban đầu, thiếu phụ không biết buồn, mong muốn lớn hơn sự nhớ nhung là ủng hộ chồng đi theo chí lớn, lập công, lập danh, mang theo sự vinh hiển. Ngày ngày lên lầu cao ngắm nhìn cảnh đẹp xung quanh. Bỗng nhiên nhìn thấy hình ảnh những cành liễu tươi tốt -> tự ngẫm đến tuổi xuân của mình, độ xuân sắc nhất lại cô đơn, chờ trông mòn mỏi. Từ “liễu” trong phát âm gần với từ “lưu” -> chia tay thì bẻ càng liễu -> thấm thía hơn tình thế chia li, chia biệt của mình. -> Hối hận vì đã giục giã chồng đi kiếm ấn phong hầu ở nơi biên ải.

ð  Cũng giống người chinh phụ thấm thía hơn tuổi xuân của mình tàn phai trong cô đơn, sầu muộn.

- Gượng đánh đàn: nhưng khi chạm đến đàn lại tự ý thức về tình cảnh của mình:

+ Thấy tủi thân trước những biểu tượng của đôi lứa ẩn chứa trong các nhạc cụ:

Đàn sắt, đàn cầm: gảy hòa âm với nhau được ví cảnh vợ chồng hòa thuận. Dây uyên: dây đàn uyên ương – biểu tượng cho lứa đôi gắn bó, hòa hợp. Phím đàn loan phượng – biểu tượng của lứa đôi gắn bó.

=> Tất cả các nhạc cụ để có đôi có lứa, chỉ có mình mình cô đơn, lẻ bóng.

=> Càng cô đơn, tủi thân

-> Thậm chí thấy lo lắng, khi chơi đàn rất sợ:

+ Dây đàn bị đứt

+ Phím đàn bị chùng

->Biểu hiện cho sự không may mắn của lứa đôi, là điềm gở.

=>Tìm đến những nhạc cụ nhưng cũng không chạy trốn được nỗi cô đơn.

=> Chinh phụ cố gắng tìm quên bằng cách tìm đến những thú vui của phụ nữ quý tộc xưa. Càng tìm quên lại càng đối diện với bi kịch của mình, càng thấm thía bi kịch của mình và càng đau khổ hơn bao giờ hết.

Tổng kết

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư