GỬI MẸ
(Tác giả: Lưu Quang Vũ)
Trên đời chẳng ai lo cho ta bằng mẹ
Cũng chẳng ai ta làm khổ nhiều như mẹ của ta
Mẹ ơi nếu con được sống lại tuổi thơ
Con sẽ chẳng bao giờ mải chơi trốn học
Đứa con trai nhiều lỗi lầm ương ngạnh
Sẽ không lần nào làm mẹ xót xa.
Ước mẹ trẻ hoài như buổi mới gặp cha
Ước con được sống suốt đời bên mẹ
Mẹ muốn ăn cá thu con chẳng nề xuống bể
Chẳng ngại lên ngàn kiếm đọt măng mai
Nhưng xứ sở ta quân Mỹ tới rồi
Cùng bè bạn con lên đường đuổi giặc.
Mẹ vui vẻ gánh lấy phần khó nhọc
Việc cơ quan, việc Đảng, việc nhà
Đánh Pháp năm xưa, đánh Mỹ bây giờ
Quen vất vả, mẹ quản gì sương nắng.
Đêm nay con nằm rừng xa gió lạnh
Mẹ nghỉ chưa hay đã thức rồi?
Suốt một đời chưa có lúc nghỉ ngơi
Nghĩ thương mẹ, giận quân thù quá đỗi.
Lo trước mọi điều mẹ thường ít nói
Mắt tin yêu nhìn thấu tận đường xa
Mọi giả dối quanh co mọi tàn bạo hận thù
Đều nát vụn trước mắt hiền của mẹ.
Dẫu cuộc đời là con đường dài thế
Con sẽ đi qua mọi đèo dốc trông gai
Bằng đôi chân của mẹ, mẹ ơi.
Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ ?
Câu 2: Nếu “được sống lại tuổi thơ”, “đứa con ương ngạnh” sẽ sửa chữa lỗi lầm như thế nào?
Câu 3: Qua bài thơ, chủ thể trữ tình có mong ước gì? Mong ước đó cho thấy chủ thể trữ tình là người như thế nào?
Câu 4: Căn cứ vào ý thơ trong bài và cho biết: vì sao người con lại “giận quân thù” khi “nghĩ về mẹ” ?
Câu 5: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:
Mọi giả dối quanh co mọi tàn bạo hận thù
Đều nát vụn trước mắt hiền của mẹ
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ ngũ ngôn (5 chữ) và lục bát (6-8 chữ). Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là biểu cảm, thể hiện tình yêu và sự biết ơn đối với mẹ.
Câu 2: Nếu "được sống lại tuổi thơ", đứa con ương ngạnh sẽ không làm mẹ xót xa, sửa chữa lỗi lầm bằng cách nghe lời mẹ, chăm chỉ học hành và biết trân trọng mẹ hơn.
Câu 3: Chủ thể trữ tình mong ước mẹ luôn trẻ khỏe, con luôn được ở bên mẹ suốt đời. Mong ước này cho thấy chủ thể trữ tình là người yêu thương, biết ơn và rất trân trọng mẹ.
Câu 4: Người con “giận quân thù” vì thấy mẹ vất vả suốt đời, hy sinh vì đất nước, trong khi quân thù lại gây ra nhiều đau khổ, tàn bạo cho mẹ và nhân dân.
Câu 5: Biện pháp tu từ trong hai câu: "Mọi giả dối quanh co mọi tàn bạo hận thù" là liệt kê và "Đều nát vụn trước mắt hiền của mẹ" là so sánh. Tác dụng: làm nổi bật sức mạnh của sự hiền từ, lòng yêu thương và sự chính trực của mẹ, có thể xóa tan mọi xấu xa, tội ác.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |